ôn thi giữa kỳ

Kỳ thi giữa kỳ là một mốc quan trọng trong hành trình học tập của học sinh, đặc biệt là ở các cấp học cao như cấp 2, cấp 3. Đây không chỉ là cơ hội để đánh giá năng lực mà còn giúp học sinh chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi cuối kỳ hay thi đại học. Tuy nhiên, đối với nhiều học sinh kỳ thi này cũng mang đến không ít áp lực. Áp lực phải đạt điểm cao. Từ khối lượng kiến thức cần ôn, từ kỳ vọng của bản thân và gia đình khiến các em cảm thấy căng thẳng và lo lắng.

Tình trạng căng thẳng nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và sức khỏe của bé. Nhiều bé rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu tập trung hoặc gặp khó khăn trong việc ghi nhớ kiến thức. Chính vì vậy, việc ôn thi giữa kỳ cũng trở nên kém hiệu quả, các em mất tự tin và không thể hoàn thành tốt bài thi. Vậy làm thế nào để bé giữ được tinh thần trước kỳ thi giữa kỳ và ôn thi giữa kỳ trong tâm trạng thoải mái nhất? Mời ba mẹ và bé cùng tham khảo các bí quyết đến từ nhà Tím trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nguyên nhân gây căng thẳng khi ôn thi giữa kỳ

Trước khi đi đến cách phòng ngừa thì ba mẹ và bé cần nắm được các nguyên nhân dẫn đến tình trạng căng thẳng trước kỳ thi của bé. Một trong những nguyên nhân hàng đầu chính là áp lực về điểm số. Nhiều bé luôn cảm thấy lo lắng về việc phải đạt thành tích tốt để đáp ứng kỳ vọng của bản thân, gia đình và giáo viên. Áp lực này có thể dẫn đến căng thẳng, khiến bé lo sợ về những điều sẽ xảy ra nếu kết quả không như mong đợi. Kết quả là bé mất tự tin và ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình ôn thi giữa kỳ.

Thời gian ôn thi giữa kỳ ngắn và quá tải cũng là nguyên nhân lớn dẫn đến sự căng thẳng. Nhiều học sinh có thói quen “Nước tới chân mới nhảy” khiến cho lượng kiến thức cần ôn tập rất lớn trong khi thời gian lại hạn chế, từ đó dẫn đến bé bị choáng ngợp, không biết bắt đầu từ đâu. Bé sẽ học dồn, học vội, học cho có và vô tình bỏ qua hoặc ôn tập không kĩ những phần kiến thức quan trọng.

Ngoài ra, thiếu kế hoạch ôn thi giữa kỳ hợp lý cũng là nguyên nhân gây căng thẳng. Nếu bé không có kế hoạch rõ ràng và khoa học, quá trình ôn thi giữa kỳ sẽ trở nên rời rạc, không hiệu quả dẫn đến việc hoang mang và lo âu từ đó tăng sự căng thẳng trước kỳ thi.

ôn thi giữa kỳ

2. Làm thế nào để ôn thi giữa kỳ mà không bị căng thẳng?

2.1. Lập kế hoạch học tập rõ ràng

Để bé ôn thi giữa kỳ hiệu quả mà không bị căng thẳng thì một kế hoạch ôn tập rõ ràng là điều không thể thiếu. Một trong những bước đầu tiên là phân bổ thời gian hợp lý. Để làm được điều này bé cần tạo ra một thời gian biểu chi tiết, bao gồm cả thời gian học và nghỉ ngơi. Điều này giúp bé duy trì sự cân bằng và tránh tình trạng quá tải dẫn đến mệt mỏi. Mỗi buổi học nên được chia nhỏ thành các khoảng thời gian từ 45 đến 60 phút, sau đó nghỉ ngơi để tái tạo năng lượng và khả năng tập trung.

Bên cạnh việc phân bổ thời gian, bé cũng nên ưu tiên những môn học khó. Các môn học chính, yêu cầu nhiều kiến thức và kỹ năng cần nhiều thời gian hơn để ôn tập kỹ lưỡng, tuy nhiên cũng không được bỏ qua những môn học còn lại. Việc phân chia thời gian cụ thể cho các môn học sẽ giúp bé duy trì được sự cân đối, không bị dồn nhiều áp lực.

2.2. Sử dụng phương pháp học tập hiệu quả

Sử dụng phương pháp ôn thi giữa kỳ hiệu quả là một trong những ưu thế nổi bật của các em học sinh khá giỏi, giúp quá trình ôn thi giữa kỳ trở nên tối ưu mà không quá căng thẳng. Một trong những phương pháp ôn tập hiệu quả là sử dụng sơ đồ tư duy. Đây là cách giúp bé hệ thống hóa kiến thức một cách trực quan dễ hiểu.

Sơ đồ tư duy không chỉ giúp tóm tắt các kiến thức phức tạp trở nên ngắn gọn mà còn còn giúp học sinh thấy được sự liên kết giữa các kiến thức khiến cho việc ôn thi giữa kì trở nên dễ dàng hơn. Hình ảnh, cấu trúc, màu sắc của sơ đồ tư duy làm cho quá trình ôn tập trở nên sinh động, dễ tiếp cận thay vì chỉ đọc tài liệu truyền thống.

Bên cạnh đó, luyện đề thi thử cũng là một phương pháp ôn thi giữa kỳ hiệu quả giúp bé quen với áp lực thời gian và các dạng bài thi thực tế. Việc luyện đề không chỉ giúp bé nắm bắt cấu trúc đề thi mà còn rèn luyện kĩ năng phân bổ thời gian, từ đó giảm thiểu căng thẳng khi đối mặt với bài thi thật. Thông qua việc làm bài tập và luyện đề, bé sẽ xác định được những phần kiến thức mình chưa nắm vững để ôn tập kỹ càng hơn.

2.3. Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh

Bên cạnh việc ôn luyện thì giữa tinh thần thoải mái với những thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bé giảm căng thẳng và duy trì hiệu quả suốt quá trình ôn thi giữa kỳ. Một trong số đó là ngủ đủ giấc. Bởi giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo năng lượng và hỗ trợ khả năng ghi nhớ. Khi ngủ, não bộ xử lý và lưu trữ thông tin, giúp bé tỉnh táo và tập trung hơn vào hôm sau. Thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức mà còn là sức khỏe và cảm xúc trong những ngày cận thi.

Ngoài giấc ngủ thì chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn cũng nên được duy trì suốt quá trình ôn thi. Một số bé cho rằng cần dành nhiều thời gian hơn cho việc học để đạt kết quả tốt trong kỳ thi giữa kỳ mà bỏ qua thời gian tập thể dục. Nhưng thực tế, việc ăn uống đầy đủ các chất cần thiết kết hợp với vận động sẽ sinh ra endorphin – một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.

2.4. Sử dụng kĩ thuật thư giãn

Một vài hành động thư giãn trong các khoảng nghỉ của buổi học sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn. Một trong những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện là thực hành hít thở sâu. Kỹ thuật này giúp cung cấp oxy cho não bộ và toàn bộ cơ thể, làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng nhanh chóng. Để thực hiện, học sinh có thể ngồi ở tư thế thoải mái, hít sâu qua mũi trong vòng 4 giây, thực hiện 5-10 lần giúp giảm nhịp tim. Làm dịu tâm trí và mang lại cảm giác thư giãn.

Thiền và yoga cũng là những phương pháp tuyệt vời để duy trì trạng thái minh mẫn trong giai đoạn ôn thi. Thiền giúp tập trung vào hiện tại, loại bỏ các suy nghĩ, lo lắng tiêu cực về cuộc sống cũng như kỳ thi giữa kỳ sắp đến, giúp tâm trí trở nên nhẹ nhàng hơn. Trong khi đó yoga giúp cải thiện sự linh hoạt, tăng cường sự cân bằng, giúp cơ thể thả lỏng sau những buổi học tập căng thẳng. 

2.5. Giữ tinh thần tích cực và thoải mái

Cuối cùng, người duy nhất giúp được các bé chính là bản thân các bé. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé cách tự khích lệ bản thân. Không chỉ kỳ thi giữa kỳ và các cuộc thi trong đời đều chỉ là một phần trong quá trình học tập chứ không phải là thứ quyết định toàn bộ cuộc đời của bé. Việc mắc sai lầm hay đạt kết quả không mong muốn cũng chính là cơ hội để phát triển. Bé nên hiểu rằng chỉ cần bé đã cố gắng hết mình thì đã là một sự nỗ lực tuyệt vời xứng đáng được trân trọng.

Tham khảo thêm KỲ THI GIỮA KỲ: BÍ KÍP GIẢI QUYẾT NHỮNG BÀI TẬP KHÓ CHO HỌC SINH

ôn thi giữa kỳ

3. Kết luận

Để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi giữa kỳ thì việc duy trì sức khỏe tinh thần là vô cùng quan trọng. Căng thẳng và áp lực không chỉ làm giảm hiệu suất học tập mà còn làm giảm khả năng ghi nhớ và tập trung. Do đó việc lập kế hoạch học tập rõ ràng, sử dụng các phương pháp học hiệu quả, duy trì các thói quen lành mạnh sẽ giúp bé quản lý tinh thần một cách hiệu quả.

Hơn nữa, việc giữ tinh thần tích cực, tự tin cùng sự hỗ trợ từ bạn bè và gia đình sẽ giúp bé duy trì sự lạc quan và động lực trong suốt quá trình ôn thi. Vì vậy ba mẹ hãy luôn ở bên và đồng hành cùng bé nhé!

eTeacher chúc bé sẽ có một kỳ thi giữa kỳ thật thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button