HỌC THÊM HÈ: “NỖI SỢ HỌC KỲ THỨ 3”
Học thêm hè từ lâu đã trở thành một điều quá quen thuộc đối với các bậc phụ huynh và học sinh. Quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ em đã coi mùa hè như là học kỳ thứ 3 của mình. Nhiều em học sinh phải chạy học thêm nhiều môn học, gần như kín hết các ngày trong tuần.
Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, Tím đã thực hiện khảo sát một số một huynh tại các trường học ở Thành phố Hồ Chí Minh. Câu chuyện về “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” đã bắt đầu với những lời tâm sự của một phụ huynh:
“Tôi không muốn con tôi phải đối mặt với áp lực học tập kéo dài suốt mùa hè. Con tôi cần những ngày nghỉ ngơi và thư giãn sau những tháng ngày học miệt mài, căng thẳng”.
Tuy nhiên, một số phụ huynh khác lại có ý kiến rằng:
“Tôi cho con tham gia các khoá học hè và con lại cảm thấy rất hứng thú. Đây chính là cơ hội để con tôi củng cố kiến thức và phát triển kỹ năng mềm cần thiết”.
Từ những ý kiến, quan điểm của các phụ huynh, Tím nhận thấy vấn đề về “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” đã khiến nhiều người băn khoăn và lo lắng. Chung quy lại thì bất kỳ quyết định nào cũng cần được đưa ra một cách cân nhắc và sáng suốt, để mùa hè của trẻ em thực sự trở thành thời gian đầy ý nghĩa và phát triển toàn diện.
Để tìm hiểu thêm học thêm hè có phải là “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” của học sinh hay không thì ba mẹ hãy cùng eTeacher tìm hiểu và khám phá xem bài viết dưới đây có giải đáp được những thắc mắc của phụ huynh không nhé!
1. Thực trạng của Học kỳ hè – “Học kỳ thứ ba”?
“Học kỳ hè” hoặc “học kỳ thứ 3” là thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả thời gian học thêm vào mùa hè, ngoài kỳ học chính thức trong năm. Ở nhiều quốc gia, các trường học sẽ cung cấp các khoá học hè để giúp học sinh củng cố kiến thức, chuẩn bị cho năm học mới hoặc tham gia vào các hoạt động giáo dục bổ ích.
Hiện nay ở Việt Nam, thực trạng việc ba mẹ đăng ký cho con học thêm hè là rất phổ biến. Phụ huynh muốn con tận dụng thời gian nghỉ này để ôn luyện những kiến thức cũ cũng như phổ cập các kiến thức mới của năm học kế tiếp. Việc làm này của ba mẹ tất nhiên là muốn con mình có thể nắm vững kiến thức, không bị thụt lùi so với bạn bè trong lớp.
Bên cạnh đó, có những trường hợp học sinh lợi dụng kỳ nghỉ hè này để tụ tập vui chơi, ngồi chơi game thâu đêm suốt sáng, khi ba mẹ nhắc nhở thì lại nêu lý do là mùa nghỉ hè nên con không có gì để học. Nhiều ba mẹ cũng đã đau đầu với vấn đề này nên thường đăng ký các khóa học hè về tăng cường kiến thức các môn học, các lớp đào tạo buổi tập luyện sức khỏe hoặc chương trình ngoại khóa về kỹ năng mềm,..
Trong học kỳ hè, học sinh có thể tham gia vào các khoá học tăng cường về các môn cơ bản như: Toán, Văn, Ngoại ngữ,… Ngoài ra, các khoá học hè cũng có thể bao gồm các chương trình về phát triển kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, Teamwork, Kỹ năng làm việc nhóm,…
Mặc dù học kỳ hè mang lại nhiều cơ hội học tập bổ ích, nhưng cũng có thể gây áp lực cho một số học sinh và phụ huynh. Một số học sinh có thể cảm thấy mệt mỏi với lịch trình học tập kéo dài và không có thời gian nghỉ ngơi và vui chơi lành mạnh.
Đọc thêm: Lý do ba mẹ nên cho con học hè Online cùng gia sư eTeacher
2. Học thêm hè: “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” của phụ huynh và học sinh
Việc học thêm dày đặc trong mùa hè đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng: Nhiều trẻ em đang mất đi niềm vui của kỳ nghỉ hè, thời gian mà trẻ thường dành cho việc vui chơi sau một năm học căng thẳng.
Mỗi gia đình đều có lý do riêng để cho con tham gia các khoá học hè, nhưng chủ yếu là để giúp trẻ nâng cao kiến thức, tránh xa thiết bị điện tử và trò chơi trên mạng, hoặc đơn giản là để có người trông trẻ. Để xem xét về quan điểm của phụ huynh và học sinh về vấn đề Học thêm hè: “Nỗi sợ học kỳ thứ 3”, Tím cũng đã tìm hiểu thông qua nhiều ý kiến như sau.
Chị Lương Thị Thảo, một phụ huynh ở Gò Vấp, Hồ Chí Minh, chia sẻ cảm xúc của mình: “Con tôi sắp thi cuối cấp nên tôi phải lo cho con đi học thêm. Các bậc phụ huynh đang hối hả tìm kiếm nơi học thêm cho con và tôi cũng đang lo lắng không kém. Dù muốn để con thư giãn trong mùa hè, nhưng tôi lo sợ rằng con sẽ không theo kịp với các bạn đồng trang lứa, và nếu thi trượt thì thật là một nỗi lo lớn. Con tôi tham gia học thêm ba buổi mỗi tuần tương ứng với các môn Toán, Văn và Tiếng Anh”.
Khi được hỏi về cảm nhận của con, chị Lương Thị Thảo đáp rằng: “Con phản đối rất mạnh, mỗi lần đến giờ đi học là bắt đầu lười biếng, khó chịu. Tôi phải dành thời gian để động viên và khích lệ con để con tiếp tục đi học thêm”. Chị nhấn mạnh về sự khó khăn trong việc thuyết phục con, đồng thời thể hiện sự động viên cũng như đồng cảm với những áp lực, sự mệt nhọc về lịch trình học của con
Học thêm hè thường là nỗi áp lực lớn nhất đối với học sinh cuối cấp, đặc biệt là những em có ý định thi vào các trường top đầu. Để có cơ hội được nhập học vào những trường này, hầu hết các em học sinh phải tăng cường học thêm để nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Hơn nữa, mùa hè đôi khi gây ra nhiều khó khăn cho các bậc phụ huynh, đặc biệt là khi ba mẹ phải tìm cách giải quyết vấn đề chăm sóc trẻ em trong thời gian nghỉ hè. Đối với học sinh tiểu học, 3 tháng nghỉ hè tại nhà thường là thách thức lớn với ba mẹ, đặc biệt khi ba mẹ phải bận đi làm suốt cả ngày. Trong tình huống này, việc đưa con đến các trung tâm học thêm trở thành lựa chọn phổ biến để bớt đi gánh nặng của việc quản lý con cái trong mùa hè.
Ngoài ra, một vấn đề khác đáng quan ngại ở các thành phố lớn hiện nay là sự thiếu hụt nghiêm trọng không gian sân chơi cho học sinh. Các em thiếu điểm tụ tập lành mạnh để tham gia các hoạt động ngoại khóa, tập thể, gây ra tình trạng phụ thuộc thời gian vào các lớp học thêm trong hè. Điều này không chỉ làm giảm đi tính tự do và sáng tạo của trẻ mà còn tạo ra môi trường học tập áp lực và thiếu thoải mái.
Để có cái nhìn sâu hơn, Tím cũng đã phỏng vấn chuyên gia tâm lý học – TS tâm lý học Trần Thế Hùng. TS Thế Hùng cho rằng việc quá tải học thêm trong mùa hè có thể gây ra tình trạng chán học, lo âu và trầm cảm ở trẻ. Thay vào đó, ba mẹ cần tạo điều kiện cho con tham gia các hoạt động ngoại khoá, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Mùa hè là thời gian quý báu để trẻ được nghỉ ngơi, vui chơi kết nối với gia đình và bạn bè. Điều này giúp tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ và phát triển một cách toàn diện cho trẻ.
Do đó, để học thêm hè không là “Nỗi sợ học kỳ thứ 3”, ba mẹ cần tìm hiểu xem con cái thích học gì, cần phát triển gì để có những quyết định đúng đắn. Từ đó, giúp biến “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” trở thành một chặng đường phát triển, “đòn bẩy” giúp con em mình định hướng được tương lai.
Có thể bạn quan tâm đến: Giúp con tự học hiệu quả tại nhà của gia sư eTeacher
3. Cách giải quyết nỗi sợ học kỳ hè – học kỳ thứ 3
Để giải quyết “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” của trẻ, Tím phỏng vấn nhiều phụ huynh và học sinh, sau đó tổng hợp lại và đưa ra các hướng giải quyết như sau:
3.1 Lập thời gian biểu sinh hoạt phù hợp cho trẻ
Một điều mà Tím và các bậc phụ huynh có thể dễ dàng nhận thấy chính là trẻ em thường gặp vấn đề với lo lắng và thường xuyên bỏ bữa và thường mất ngủ khi căng thẳng trong việc học tập. Trong thời kỳ này, chúng ta cần phải lắng nghe và quan sát trẻ, đồng thời cung cấp cho trẻ những bữa ăn dinh dưỡng, xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh cho trẻ: đi ngủ đúng giờ, dậy sớm và thiết lập các lịch trình ăn uống đều đặn.
Ngoài ra, ba mẹ nên tạo và sắp xếp lịch trình của con hoặc gợi ý cho con tự tạo lịch sinh hoạt hằng ngày, cần phân chia cụ thể khung giờ nào sẽ làm việc gì, sẽ hoàn thành việc ấy vào lúc mấy giờ. Khi con có thời gian biểu sinh hoạt cụ thể, con sẽ không cảm thấy nhàm chán trong thời gian này. Đôi khi thực hiện các công việc theo thời gian biểu cũng giúp con rèn luyện và học tập được nhiều kiến thức mềm mới lạ hơn.
3.2 Hãy giúp con vượt qua nỗi sợ học kỳ hè
Trẻ thường tự tìm cách để an ủi, trấn an bản thân, nhưng đây chỉ là biện pháp tạm thời vì nỗi sợ vẫn còn đấy. Thay vì trốn tránh, ba mẹ hãy khuyến khích con tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách tưởng tượng nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, con sẽ làm gì. Điều này tạo ra cơ hội tuyệt vời để hướng dẫn trẻ đối phó với cả tình huống thực tế và tưởng tượng. Tất nhiên, trong hành trình này, sự ủng hộ từ ba mẹ là không thể thiếu, ba mẹ cần nói những lời động viên giúp trẻ tự tin bước tiếp, như: “Con không cô đơn, ba mẹ sẽ luôn ở bên”, “Đừng sợ, ba mẹ luôn tự hào về con”.
Dưới đây là một số giải pháp mà Tím nghĩ sẽ giúp ích cho ba mẹ để giúp con mình vượt qua nỗi sợ:
- Nhập vai cùng con vào tình huống cụ thể: Ba mẹ hãy cùng tâm sự với con để biết được con thường gặp khó khăn trong tình huống nào. Khi đó, ba mẹ hãy cùng con đóng vai trong tình huống đó, lắng nghe xem cách con sẽ giải quyết chuyện đó như thế nào và cuối cùng ba mẹ sẽ đưa ra lời khuyên cho con, tạo sự tự tin cũng như xua tan áp lực mà con đang đối mặt
- Giúp con luôn tập trung vào những điều tích cực: Hãy tập trung vào những điều tích cực cùng con. Ba mẹ có thể bắt đầu bắt cách hỏi về 3 điều mà con thích nhất trong ngày hôm nay khi ở trường. Thậm chí nếu đó chỉ là việc ăn một bữa ăn nhẹ hoặc lên xe về nhà vào cuối ngày, điều này vấn giúp cho con nhớ lại những khoảnh khắc tốt đẹp và làm giảm đi nỗi lo lắng.
- Ba mẹ không nên tạo áp lực cho con: Một số ba mẹ thường muốn cho con đi học thêm hè để giúp con rèn luyện và ôn luyện các kĩ năng cần thiết nhưng song song việc đó, các chi phí cho các lớp học hè cũng khá đắt đỏ, ba mẹ cũng thường lo lắng về các chi phí này và thường tạo một áp lực vô hình cho con. Các con phải cố gắng đạt kết quả tốt nhất có thể để “bù” được chi phí mà ba mẹ đã bỏ ra. Vì vậy, ba mẹ cũng cần phải chú ý đến hành vi của mình, thể hiện một cách tự tin và thoải mái để con cái hiểu rằng không phải lo ngại hay quan tâm đến việc học phí khi học thêm hè. Và ba mẹ hãy khẳng định với con rằng ba mẹ hiểu con đang cảm thấy lo lắng về điều gì và sẵn lòng giúp đỡ giải quyết khi vấn đề nào đó xảy ra.
4. Kết luận
Đối với hành trình dài trong việc giáo dục con trẻ, mùa hè thường được xem là khoảng thời gian nghỉ ngơi và thư giãn của các con. Tuy nhiên, với nhiều phụ huynh và học sinh, mùa hè không chỉ đơn giản là thời gian nghỉ ngơi mà còn là thời điểm áp lực về việc học thêm – “Nỗi sợ học kỳ thứ 3”.
Học thêm hè, mặc dù có thể giúp học sinh cải thiện kiến thức, nhưng nó cũng có thể gây ra áp lực tâm lý và căng thẳng. Tuy nhiên, các phụ huynh cần phải tìm hiểu xem mong muốn của con mình như thế nào. Từ đó, đưa ra những lịch trình học phù hợp với con để giúp con có một kỳ hè thật bổ ích và thú vị chứ không phải là một kỳ hè mang nhiều áp lực.
Qua bài viết trên, Tím hy vọng ba mẹ sẽ giúp con em của mình vượt qua được “Nỗi sợ học kỳ thứ 3” và cùng con đồng hành trên quãng đường dài phía trước.
Quý phụ huynh có thể tham khảo bài viết hữu ích dưới đây của eTeacher.vn
Mùa hè của trẻ em Việt Nam đang dần biến mất?
Meta: Học thêm hè không còn xa lạ với nhiều phụ huynh và học sinh, tuy nhiên, đằng sau những chương trình học phong phú và nhiều cơ hội cũng là những nỗi lo sợ và áp lực tâm lý cho trẻ. Bài viết này, eTeacher khám phá khía cạnh của học thêm hè và đề xuất các giải pháp để phụ huynh giúp con mình vượt qua “Nỗi sợ học kỳ thứ 3”.