CON VÀO TIỂU HỌC: BÍ QUYẾT ĐỂ CON THÍCH NGHI NHANH VỚI MÔI TRƯỜNG MỚI

Con vào tiểu học, một bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đây là giai đoạn hình thành nhân cách sống và các kỹ năng của bé bởi bé sẽ thay đổi hoàn toàn từ trạng thái vui chơi sang học tập có định hướng và kỷ luật. Những ngày đầu tiên khi vào tiểu học thường mang đến cho bé những thử thách khi làm quen với thầy cô mới, bạn bè mới, thích nghi với việc học tập cho đến việc phải tự lập những hoạt động hàng ngày.

Khi bé thích nghi tốt và có những ảnh hưởng tích cực từ môi trường tiểu học, sẽ giúp bé hình thành hứng thú với việc đến trường và học tập. Ảnh hưởng tích cực này không chỉ mang đến cho bé một kết quả học tập tốt mà còn là những kỉ niệm đầu đời của con trong quá trình khôn lớn. Ba mẹ nào cũng mong con có quá trình học tiểu học vui vẻ và suôn sẻ nhưng không phải ba mẹ nào cũng biết cách để hỗ trợ con làm chuyện đó. 

Thực tế, việc có một trải nghiệm học tiểu học tuyệt vời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó dự hỗ trợ đúng cách từ ba mẹ sẽ là một bước đệm tuyệt vời để con thích nghi nhanh với môi trường mới. Vậy ba mẹ nên hỗ trợ con thế nào là đúng cách? Mời ba mẹ theo dõi bài viết dưới đây nhé!

  1. Sự chuẩn bị trước khi con vào tiểu học

1.1. Chuẩn bị tâm lý

Chuẩn bị tâm lý cho bé trước khi con vào tiểu học là bước quan trọng giúp con vượt qua giai đoạn chuyển tiếp này một cách nhẹ nhàng và suôn sẻ hơn. 

Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là trò chuyện với bé về trường tiểu học và những thay đổi sắp tới. Ba mẹ hãy kể cho con nghe về lớp học mới, trường học mới và những hoạt động thú vị mà con sẽ được tham gia. Khuyến khích con đặt câu hỏi và trả lời con một cách rõ ràng, cởi mở để con cảm thấy yên tâm hơn. Trò chuyện, bàn luận về sự thay đổi này sẽ giúp con hình dung ra môi trường mới, giúp bé sẵn sàng hơn cho sự thay đổi sắp tới. 

Bên cạnh những cuộc trò chuyện, ba mẹ có thể sử dụng thêm các nguồn tài liệu như phim hoạt hình, phim thiếu nhi, những mẫu truyện tranh, những bài thơ về ngày đầu tiên đi học để giúp trẻ làm quen với khái niệm đi học. Dưới hình thức này, việc con vào tiểu học sẽ sinh động và dễ hiểu hơn với bé. Qua đó giúp bé hiểu rằng đây là một hoạt động rất bình thường và thú vị mà bé được trải nghiệm trong thời gian tới.

1.2. Rèn luyện kỹ năng cần thiết

Để sẵn sàng cho việc con vào tiểu học, nơi bé không còn được chăm sóc như khi ở nhà cùng ba mẹ hay lúc đi học mẫu giáo, ba mẹ cũng nên dạy cho bé những kỹ năng cần thiết.

Đầu tiên là việc tự lập những thói quen hàng ngày bao gồm việc tự đánh răng, thay quần áo, tự ăn uống mà không cần sự hỗ trợ của người khác. Những kỹ năng này không chỉ giúp con sinh hoạt trong suốt thời gian ở trường mà còn giúp bé tự lập hơn trong cuộc sống hàng ngày, không còn quá phụ thuộc vào ba mẹ.

Ngoài việc vệ sinh các nhân và các hoạt động hàng ngày cho bản thân, bé cũng bắt đầu làm quen với một khái niệm mới “tự giác học tập”. Ở trường mẫu giáo, việc học chưa được chú trọng nhiều, bé chủ yếu học qua các hoạt động vui chơi, nhưng khi con vào tiểu học, việc học tập sẽ kỷ luật hơn và tập trung hơn.

Ba mẹ có thể giúp con trong giai đoạn này bằng cách thiết lập một thời gian biểu đơn giản cho bé, khuyến khích con làm những hoạt động nhỏ thường ngày theo thời khóa biểu như ăn uống, xem phim,… trước thời gian năm học mới bắt đầu. Và khi bé đi học chính thức, ba mẹ chỉ cần thêm đầu việc “tự học” vào thời gian phù hợp trong thời khóa biểu, bé sẽ tự giác tuân thủ theo như một thói quen.

Khi con vào tiểu học, bé sẽ gặp gỡ bạn bè mới, thầy cô mới. Để bé nhanh chóng thích nghi với môi trường mới này bé cần có kỹ năng giao tiếp, chia sẻ, hợp tác để kết nối với mọi người xung quanh. Ba mẹ có thể giúp con phát triển khả năng này bằng việc tổ chức các buổi đi chơi nhóm, những hoạt động tập thể trước khi con chính thức vào lớp 1. Những trải nghiệm này sẽ giúp bé thêm tự tin, cởi mở với những người bạn mới khi con học tiểu học.

1.3. Chọn trường phù hợp

Không chỉ chuẩn bị cho bé tâm lý và những kỹ năng cần thiết để con vào tiểu học, việc thích nghi của bé với môi trường mới còn phụ thuộc vào việc ngôi trường đó có phù hợp với bé hay không. Mỗi đứa trẻ sẽ có tính cách, khả năng riêng biệt, do đó khi chọn đúng môi trường thì con mới có thể phát huy hết tài năng của mình. Ba mẹ nên tìm hiểu kĩ trước các trường tiểu học trong khu vực, xem xét về phương pháp giảng dạy, các hoạt động ngoại khóa, cơ sở vật chất trước khi đưa ra quyết định chọn trường.

Nếu bé là một đứa trẻ năng động, yêu thích thể thao, các hoạt động ngoại khóa thì một ngôi trường với nhiều câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời. Ngược lại, nếu bé là một người thích yên tĩnh có sự tập trung cao độ thì ba mẹ có thể cân nhắc những ngôi trường có phương pháp giảng dạy linh hoạt, tập trung phát triển tư duy và sáng tạo các nhân. 

Ba mẹ cũng có thể dành thời gian đưa con đi thăm trường trước khi nhập học. Việc này sẽ giúp bé có hình dung rõ ràng cho môi trường mà mình sẽ gắn bó sắp tới. Đây cũng được coi là một phương pháp giúp giảm sự lo lắng, bỡ ngỡ của bé những ngày đầu tiên.

Một số trường tiểu học có chất lượng giảng dạy tốt mà ba mẹ có thể tìm hiểu thử là

Tham khảo thêm tại bài viết  CON LÊN LỚP 1: CHỌN TRƯỜNG CÔNG LẬP, TƯ THỤC HAY QUỐC TẾ?

  1. Sự đồng hành trong những ngày đầu vào tiểu học

2.1. Giao tiếp thường xuyên với giáo viên

Ba mẹ hãy đồng hành cùng bé trong suốt quá trình học tập tại trường, đặc biệt là những ngày đầu tiên của năm học. Ba mẹ có thể theo dõi tiến độ học tập của bé bằng cách giữ liên hệ với giáo viên. Sự liên lạc chặt chẽ giữa ba mẹ với giáo viên của con sẽ giúp ba mẹ kịp thời nắm bắt tình hình học tập và cả sự thay đổi về tâm lý trong quá trình con thích nghi với môi trường tiểu học.

Thông qua sự liên lạc thường xuyên, ba mẹ cũng có thể nhận được phản hồi của giáo viên về những khó khăn con gặp phải từ đó hỗ trợ con vượt qua.

Ngoài ra, tham gia các buổi họp phụ huynh tại trường cũng là hành động thể hiện sự đồng hành cùng con của ba mẹ. Việc gặp mặt trực tiếp giáo viên tại trường sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về môi trường học tập của con, các hoạt động trường tổ chức. Trong các cuộc họp này, ba mẹ cũng có thể đóng góp những ý kiến để cải thiện môi trường học tập của con.

2.2. Đồng hành và khuyến khích con

Để thể hiện sự đồng hành của mình, ba mẹ có thể sử dụng những lời khen, dù là với thành tích nhỏ nhất. Mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ, vượt qua một thử thách, ba mẹ hãy ghi nhận và khen ngợi con. Sự công nhận không chỉ giúp bé tiếp tục cố gắng mà còn giúp bé hình thành sự tự tin, vượt qua những thử thách trong tương lai.

Bên cạnh khen ngợi, ba mẹ hãy trở thành những người bạn để con chia sẻ những khó khăn khi gặp ở trường. Bất cứ đứa trẻ nào cũng trải qua cảm giác bỡ ngỡ, lo âu những ngày đầu vào tiểu học, nếu không có nơi để giãi bày cảm xúc bé sẽ dễ dàng cảm thấy áp lực, thậm chí là sợ trường học. Vì vậy ba mẹ hãy là nơi an toàn nhất, để giãi bày cùng con khi con gặp khó khăn với môi trường mới.

  1. Kết luận

Con vài tiểu học, một bước ngoặt của con và cũng là một hành trình mới trong việc làm ba mẹ. Sự hỗ trợ từ ba mẹ sẽ giúp bé có một trải nghiệm vào tiểu học tích cực và đáng nhớ. Mỗi đứa trẻ sẽ có sở thích, năng lực học tập và tốc độ thích nghi riêng biệt, ba mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe con và đồng hành cùng con trong hành trình quan trọng này.

eTeacher mong rằng bài viết này đã mang đến cho ba mẹ những thông tin hữu ích và quan trọng để giúp ba mẹ hỗ trợ con tốt hơn trong quá trình vào tiểu học.

Chúc ba mẹ thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button