[fusion_builder_container hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” overlay_color=”” video_preview_image=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” padding_top=”” padding_bottom=”” padding_left=”” padding_right=””][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”no” min_height=”” hover_type=”none” link=””][fusion_text columns=”” column_min_width=”” column_spacing=”” rule_style=”default” rule_size=”” rule_color=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=””]
Nghề Gia sư – Dạy Trẻ – Công việc của tri thức và trái tim
Gắn bó với nghề Gia sư – hay theo cách nói thông thường chính là một nửa người thầy – mình đã thu về rất nhiều kỉ niệm vui, buồn khác nhau. Từng đứa trẻ mà mình gắn bó chính là từng mảnh kí ức quan trọng.
Nếu là một người trồng cây, ta phải biết nâng niu từng hạt giống.
Nếu là một bác sĩ, ta phải yêu quý từng nhịp tim.
Nếu là một người vẽ tranh, ta phải trân trọng từng màu sắc.
Và dù làm bất cứ ngành nghề gì, ở đâu, khi nào, thì ta đều phải dành tất cả trái tim, cho tất cả mọi điều liên quan. Mình cũng vậy!
Gắn bó với nghề Gia sư – hay theo cách nói thông thường chính là một nửa người thầy – mình đã thu về rất nhiều kỉ niệm vui, buồn khác nhau. Từng đứa trẻ mà mình gắn bó chính là từng mảnh kí ức quan trọng. Có đứa thì trầm tính, ít nói. Có đứa lại hay luyên thuyên khiến mình bao lần phải ngắt lời vì… hết giờ dạy. Và dĩ nhiên, những đứa trẻ đó không chỉ là học trò của mình. Là người đồng hành, là bạn bè, là đứa em,… Bé Quang Đạt chính là một học trò như thế.
Mình nhận dạy bé vào năm nhất của Đại học, khi đã đi dạy được nửa năm. Quang Đạt là một cậu bé kháu khỉnh, tròn 11 tuổi. Đạt sống cùng Anh Chị ở Sài Gòn. Và Đạt hay nhắc với mình về Ba Mẹ. Rằng bé rất nhớ Ba Mẹ ở quê. Mỗi dịp lễ, bé đều viết thư tay cho Ba Mẹ, nhờ anh trai của mình chụp gửi qua điện thoại. Khi nghe những lời tâm sự đó, là lúc mình với Đạt đã thân quen với nhau. Còn trước đó thì không…
Nếu đi dạy, trẻ mến bạn, thì bạn đã thành công một nửa trong việc truyền đạt kiến thức cho trẻ. Còn ngược lại, thì mọi việc sẽ gập ghềnh hơn. Ngày đầu nhận lớp, đón chào mình chính là khuôn mặt buồn của một cậu bé trắng trẻo học lớp 5. Bé Đạt khi ấy rất ngoan, nhưng đó là sự cố gắng trong thất vọng của bé. Lúc ấy mình đã nghe Chị của Đạt bảo trước khi học với Gia sư mới là mình, bé Đạt đã học với một Chị, tên Trang. Nhưng mình vẫn chưa nghĩ nhiều về thái độ của Đạt. Mình luôn cứ mặc định trong đầu là do bé chưa thân quen với mình.
Những buổi học sau, bé vẫn giữ thái độ đó. Đỉnh điểm cho đến một lần, đang học, bé bỗng nói: “Em thích chị Trang dạy hơn, chị Trang dạy vui hơn, chị Trang còn tặng quà cho em nữa”. Lời nói luôn có tính sát thương cao hơn bất kì vũ khí nào. Và chúng ta không có quyền đánh lừa bản thân rằng lời nói của trẻ em là không cần để ý. Cảm giác hụt hẫng, buồn bã và ngỡ ngàng xâm chiếm lấy mình. Mình thật sự rất giận Quang Đạt, mà có lẽ buồn là nhiều hơn.
Mình đã có ý định bỏ lớp. Vì bản thân là người bị cảm xúc chi phối nhiều, dễ tổn thương và lại tự ái. Nhưng rồi lại thôi. Mình vẫn kiên trì ở lại và đồng hành cùng Đạt trong những buổi học tiếp theo. Trách nhiệm đã giữ mình lại. Những buổi học sau mình vẫn xem như chẳng có chuyện gì. Mình vẫn đến lớp và tích cực học hành cùng Đạt.
Thời gian học lâu dần, lâu dần, mình và bé dần thân thiết với nhau hơn. Mình sáng tạo ra nhiều trò vừa học vừa chơi. Mình cùng bé thi viết tiếng Hoa, đưa ra quy định đạt được đủ quả cầu sẽ được nhận quà,… Có khi chỉ còn hơn một trăm ngàn trong túi, mình vẫn vào nhà sách mua quyển sách chiếm gần hết số tiền. Vì hơn hết đó là phần thưởng cho sự cố gắng của Đạt mà mình hứa. Sau những buổi học gắn bó cùng nhau với bao vui, buồn, Đạt đã xem mình như một người Chị thật sự.
Đạt luôn miệng nói: “Em ước gì Chị dạy em đến khi em học đại học” hay “Ơ kìa, sao Chị có râu vậy ạ, em nghe nói chỉ có đàn ông mới có mà?” khi nhìn vào ria mép của mình. Mỗi câu nói, dù ngô nghê và đôi khi khiến mình lúng túng. Nhưng vẫn khiến mình mỉm cười mỗi khi nhớ lại. Những dịp lễ, Đạt thường hay làm quà tặng mình, ghi những câu chúc vô cùng đáng yêu. Có khi học xong buổi, bé ra mở cửa chào và không quên nói câu: “Em chào Chị Như xinh đẹp”, “Chị về rồi em buồn quá”.
Chưa bao giờ mình hối hận, vì đã kiên trì với lớp học này. Trái tim mỗi đứa trẻ là một đoá hoa. Và nếu cảm nhận được tình yêu thương chân thành từ ta, chúng sẽ ngắt một cánh hoa từ trái tim mình và trao tặng nó. Bé Quang Đạt giờ đây đã về quê, sau một học kì gắn bó cùng mình. Trước khi đi bé còn tặng sổ, ghi nắn nót mấy câu từ tạm biệt với mình, còn nói “buồn vì không được học với chị nữa”. Quang Đạt là cậu học trò, là đứa em trai, là người bạn mà mình thương thật sự.
Kiên nhẫn để chạm đến trái tim một đứa trẻ, bạn sẽ tìm thấy một kì quan. Và dù trong bất kì hoàn cảnh nào, hãy thật tinh tế để cảm nhận, thật chân thành để yêu thương, thật kiên trì để dạy dỗ một đứa trẻ. Và đừng vội xa lánh khi chúng chưa xem bạn là người thân quen. Dạy trẻ không chỉ là công việc của tri thức, mà nó còn là nhiệm vụ của trái tim.
[/fusion_text][fusion_code]PGRpdiBpZD0iZ2V0Zmx5LW9wdGluLWZvcm0taWZyYW1lLTE2Mjk0NzQ0NDE0ODIiPjwvZGl2PiA8c2NyaXB0IHR5cGU9InRleHQvamF2YXNjcmlwdCI+IChmdW5jdGlvbigpeyB2YXIgciA9IHdpbmRvdy5kb2N1bWVudC5yZWZlcnJlciAhPSAiIj8gd2luZG93LmRvY3VtZW50LnJlZmVycmVyOiB3aW5kb3cubG9jYXRpb24ub3JpZ2luOyB2YXIgcmVnZXggPSAvKGh0dHBzPzpcL1wvLio/KVwvL2c7IHZhciBmdXJsID0gcmVnZXguZXhlYyhyKTsgciA9IGZ1cmwgPyBmdXJsWzBdIDogcjsgdmFyIGYgPSBkb2N1bWVudC5jcmVhdGVFbGVtZW50KCJpZnJhbWUiKTsgY29uc3QgdXJsX3N0cmluZyA9IG5ldyBVUkxTZWFyY2hQYXJhbXMod2luZG93LmxvY2F0aW9uLnNlYXJjaCk7IHZhciB1dG1fc291cmNlLCB1dG1fY2FtcGFpZ24sIHV0bV9tZWRpdW0sIHV0bV9jb250ZW50LCB1dG1fdGVybSwgdXRtX3VzZXIsIHV0bV9hY2NvdW50OyBpZigoIXVybF9zdHJpbmcuaGFzKCd1dG1fc291cmNlJykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9zb3VyY2UnKSA9PSAnJykgJiYgZG9jdW1lbnQuY29va2llLm1hdGNoKG5ldyBSZWdFeHAoJ3V0bV9zb3VyY2UnICsgJz0oW147XSspJykpICE9IG51bGwpeyByKz0gIiYiICtkb2N1bWVudC5jb29raWUubWF0Y2gobmV3IFJlZ0V4cCgndXRtX3NvdXJjZScgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX3NvdXJjZScpICE9IG51bGwgPyAiJnV0bV9zb3VyY2U9IiArIHVybF9zdHJpbmcuZ2V0KCd1dG1fc291cmNlJykgOiAiIjt9IGlmKCghdXJsX3N0cmluZy5oYXMoJ3V0bV9jYW1wYWlnbicpIHx8IHVybF9zdHJpbmcuZ2V0KCd1dG1fY2FtcGFpZ24nKSA9PSAnJykgJiYgZG9jdW1lbnQuY29va2llLm1hdGNoKG5ldyBSZWdFeHAoJ3V0bV9jYW1wYWlnbicgKyAnPShbXjtdKyknKSkgIT0gbnVsbCl7IHIrPSAiJiIgK2RvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fY2FtcGFpZ24nICsgJz0oW147XSspJykpWzBdOyB9IGVsc2UgeyByKz0gdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9jYW1wYWlnbicpICE9IG51bGwgPyAiJnV0bV9jYW1wYWlnbj0iICsgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9jYW1wYWlnbicpIDogIiI7fSBpZigoIXVybF9zdHJpbmcuaGFzKCd1dG1fbWVkaXVtJykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9tZWRpdW0nKSA9PSAnJykgJiYgZG9jdW1lbnQuY29va2llLm1hdGNoKG5ldyBSZWdFeHAoJ3V0bV9tZWRpdW0nICsgJz0oW147XSspJykpICE9IG51bGwpeyByKz0gIiYiICtkb2N1bWVudC5jb29raWUubWF0Y2gobmV3IFJlZ0V4cCgndXRtX21lZGl1bScgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX21lZGl1bScpICE9IG51bGwgPyAiJnV0bV9tZWRpdW09IiArIHVybF9zdHJpbmcuZ2V0KCd1dG1fbWVkaXVtJykgOiAiIjt9IGlmKCghdXJsX3N0cmluZy5oYXMoJ3V0bV9jb250ZW50JykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9jb250ZW50JykgPT0gJycpICYmIGRvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fY29udGVudCcgKyAnPShbXjtdKyknKSkgIT0gbnVsbCl7IHIrPSAiJiIgK2RvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fY29udGVudCcgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX2NvbnRlbnQnKSAhPSBudWxsID8gIiZ1dG1fY29udGVudD0iICsgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9jb250ZW50JykgOiAiIjt9IGlmKCghdXJsX3N0cmluZy5oYXMoJ3V0bV90ZXJtJykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV90ZXJtJykgPT0gJycpICYmIGRvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fdGVybScgKyAnPShbXjtdKyknKSkgIT0gbnVsbCl7IHIrPSAiJiIgK2RvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fdGVybScgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX3Rlcm0nKSAhPSBudWxsID8gIiZ1dG1fdGVybT0iICsgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV90ZXJtJykgOiAiIjt9IGlmKCghdXJsX3N0cmluZy5oYXMoJ3V0bV91c2VyJykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV91c2VyJykgPT0gJycpICYmIGRvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fdXNlcicgKyAnPShbXjtdKyknKSkgIT0gbnVsbCl7IHIrPSAiJiIgK2RvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fdXNlcicgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX3VzZXInKSAhPSBudWxsID8gIiZ1dG1fdXNlcj0iICsgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV91c2VyJykgOiAiIjt9IGlmKCghdXJsX3N0cmluZy5oYXMoJ3V0bV9hY2NvdW50JykgfHwgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9hY2NvdW50JykgPT0gJycpICYmIGRvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fYWNjb3VudCcgKyAnPShbXjtdKyknKSkgIT0gbnVsbCl7IHIrPSAiJiIgK2RvY3VtZW50LmNvb2tpZS5tYXRjaChuZXcgUmVnRXhwKCd1dG1fYWNjb3VudCcgKyAnPShbXjtdKyknKSlbMF07IH0gZWxzZSB7IHIrPSB1cmxfc3RyaW5nLmdldCgndXRtX2FjY291bnQnKSAhPSBudWxsID8gIiZ1dG1fYWNjb3VudD0iICsgdXJsX3N0cmluZy5nZXQoJ3V0bV9hY2NvdW50JykgOiAiIjt9IGYuc2V0QXR0cmlidXRlKCJzcmMiLCAiaHR0cHM6Ly9jc2toLmV0ZWFjaGVyLnZuL2FwaS9mb3Jtcy92aWV3Zm9ybS8/a2V5PWdreG91WlFFbDBPMGhzcTBJemY4bmh5Nm5Mc3RIenR4SnE1MlcxUVllVDBFZVl5SnEzJnJlZmVycmVyPSIrcik7IGYuc3R5bGUud2lkdGggPSAiMzIwcHgiO2Yuc3R5bGUuaGVpZ2h0ID0gIjMyMHB4IjtmLnNldEF0dHJpYnV0ZSgiZnJhbWVib3JkZXIiLCIwIik7Zi5zZXRBdHRyaWJ1dGUoIm1hcmdpbmhlaWdodCIsIjAiKTsgZi5zZXRBdHRyaWJ1dGUoIm1hcmdpbndpZHRoIiwiMCIpO3ZhciBzID0gZG9jdW1lbnQuZ2V0RWxlbWVudEJ5SWQoImdldGZseS1vcHRpbi1mb3JtLWlmcmFtZS0xNjI5NDc0NDQxNDgyIik7cy5hcHBlbmRDaGlsZChmKTsgfSkoKTsgPC9zY3JpcHQ+[/fusion_code][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]