ngày đầu đi học

Ngày đầu đi học luôn là một dấu mốc đặc biệt trong cuộc đời mỗi đứa trẻ. Đó không chỉ là khởi đầu cho hành trình học tập kéo dài nhiều năm mà còn đánh dấu một giai đoạn phát triển mới về mặt xã hội và cảm xúc của bé. Trong ngày đầu đi học, bé sẽ trải qua một loạt cảm xúc phức tạp, từ hứng thú, mong đợi cho đến lo lắng, hồi hộp. Những cảm xúc này có thể làm trẻ cảm thấy lạ lẫm và đôi khi khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới. 

Để hiểu hơn về trải nghiệm của con trong ngày đầu đi học, không ít ba mẹ cố gắng bắt chuyện với con nhưng khi ba mẹ bắt chuyện chưa đúng cách, rất dễ nhận được những câu trả lời bâng quơ từ bé khiến ba mẹ chẳng biết tiếp tục câu chuyện ra sao. Do đó, ba mẹ cần biết cách bắt chuyện cùng con sao cho đúng, để mọi câu chuyện không đi vào ngõ cụt. Khi ba mẹ lắng nghe và chia sẻ với bé, bé sẽ cảm thấy an tâm hơn, những cảm xúc tiêu cực cũng sẽ được hỗ trợ kịp thời nếu có. 

Vậy làm sao để bắt chuyện với con về ngày đầu đi học cho đúng cách? Mời ba mẹ tham khảo các điểm lưu ý qua bài viết sau đây của eTeacher nhé!

1.Tạo không gian và thời gian thích hợp để trò chuyện về ngày đầu đi học

1.1. Thời gian thích hợp

Việc tạo không gian và thời gian thích hợp để trò chuyện với bé về ngày đầu đi học là một yếu tố quyết định đến chất lượng của buổi trò chuyện. Làm sao để bé mở lòng và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc? Để làm được điều này ba mẹ cần lựa chọn thời gian phù hợp và môi trường xung quanh thật yên tĩnh, ấm cúng.

Thời điểm trò chuyện có thể ảnh hưởng rất lớn giữa ba mẹ và bé. Khi bé về nhà sau một ngày đầu tiên đi học, những cảm xúc lúc này của bé vẫn còn tươi mới, đây sẽ là lúc bé nhớ rõ nhất về các trải nghiệm của mình và kể lại một cách chân thực nhất.

Tuy nhiên, cũng có những bé cần thời gian để lấy lại năng lượng, điều này đặc biệt cần thiết với các bé hướng nội sau một ngày phải sử dụng năng lượng để học tập và tiếp xúc với thầy cô, bạn bè. Vì vậy, ba mẹ nên linh hoạt trong việc chọn thời điểm trò chuyện, dựa trên tâm trạng và biểu hiện của bé. 

Một trong những thời điểm thích hợp để bắt chuyện là trong bữa ăn gia đình. Đây là khoảng thời gian mà cả nhà quây quần bên nhau, tạo cảm giác ấm áp và thân thiện. Khi ăn uống, bé thường dễ mở lời hơn về những gì diễn ra trong ngày. Nếu trong bữa ăn, bé chưa sẵn sàng chia sẻ ba mẹ cũng không cần ép buộc mà có thể chờ đến lúc khác, chẳng hạn như trước khi đi ngủ. 

Thời điểm trước khi đi ngủ cũng là thời điểm tuyệt vời để trò chuyện về ngày đầu của bé. Một cuộc trò chuyện nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ khiến bé an tâm và ngủ ngon hơn, sẵn sàng cho ngày học tiếp theo. 

1.2. Không gian thích hợp

Bên cạnh đúng thời điểm thì không gian trò chuyện cũng là điều mà ba mẹ cần lưu ý. Để bé được thoải mái chia sẻ nhất, ba mẹ hãy bắt đầu câu chuyện khi không có tiếng ồn làm phân tâm như TV, điện thoại hoặc các công việc đột xuất. Bởi những tiếng ồn và sự xao nhãng đến từ ba mẹ sẽ làm bé cảm thấy khó chia sẻ và không được tôn trọng. Một góc nhỏ trong phòng khách, trên giường trước khi đi ngủ,… là những nơi mà bé cảm thấy an toàn và thoải mái để bộc lộ suy nghĩ.

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần thể hiện sự chú ý và quan tâm với con thông qua ngôn ngữ cơ thể. Ba mẹ có thể ngồi ngang tầm mắt với bé, duy trì những cử chỉ nhẹ nhàng như nắm tay hoặc vuốt tóc con. Những cử chỉ này sẽ giúp bé cảm thấy được lắng nghe mà còn tăng sự kết nối giữa ba mẹ và mẹ và bé.

2. Sử dụng câu hỏi mở và khuyến khích con chia sẻ về ngày đầu đi học

2.1. Đặt câu hỏi mở

Sử dụng câu hỏi mở là một cách hiệu quả để khuyến khích con chia sẻ về ngày đầu đi học. Câu hỏi mở là những câu không yêu cầu câu trả lời cụ thể hoặc ngắn gọn mà sẽ thiên theo hướng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc và trải nghiệm một cách tự nhiên, thoải mái. Thay vì hỏi “Hôm nay con thế nào?” để nhận được một câu trả lời “Tốt/ Bình thường” từ bé thì ba mẹ có thể đặt những câu hỏi về ngày đầu tiên đi học như “Con có làm điều gì thú vị hôm nay không?” hoặc “Có điều gì ở trường khiến con ngạc nhiên không?”

Những câu hỏi này không chỉ khơi gợi sự tò mò, hứng thú từ phía bé mà còn tạo điều kiện để bé mô tả chi tiết về ngày đầu tới trường của mình. Ví dụ khi được hỏi “Con gặp ai hôm nay?” bé có thể kể về những người bạn mới quen, thầy cô giáo hoặc những hoạt động đã tham gia. Ngoài ra, khi sử dụng câu hỏi mở, ba mẹ chỉ nên lắng nghe mà đừng vội vàng phán xét hay cho lời khuyên ngay lập tức. Hãy để bé tự do bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận để bé luôn cảm thấy được tôn trọng.

2.2. Khuyến khích con kể chuyện

Để cuộc trò chuyện tiếp tục được kéo dài, ba mẹ hãy đưa ra những câu hỏi sâu hơn khuyến khích con kể chuyện. Ví dụ khi bé trả lời các câu hỏi “Con đã làm gì trong giờ ra chơi?” ba mẹ có thể đào sâu hơn chẳng hạn như “Con thích nhất phần nào của hoạt động đó” hoặc “Ai đã cùng con tham gia trò chơi này”. Những câu hỏi này không chỉ giúp bé liên kết các sự kiện mà còn giúp ba mẹ nhìn thấy cách bé bày tỏ cảm xúc của mình về ngày đầu đến trường. 

Ba mẹ hãy lắng nghe và tạo thái độ tích cực với bé, tuyệt đối không phán xét để con tự do chia sẻ mà không lo sơ bị đánh giá. Những lời khuyến khích, động viên từ ba mẹ mà không lo sợ bị đánh giá.

3. Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân

Chia sẻ trải nghiệm cá nhân là một cách tuyệt vời để ba mẹ tạo sự đồng cảm với bé, đặc biệt khi bé vừa trải qua ngày đầu tiên đi học. Hãy cho con thấy rằng những cảm xúc mà bé đang trải qua là hoàn toàn bình thường và được thấu hiểu. Điều này sẽ giúp bé đỡ căng thẳng, an tâm hơn trong môi trường học tập mới.

Khi kể về ngày đầu đi học của mình, ba mẹ có thể nói về những cảm giác hồi hộp, lo lắng hay thậm chí là sợ hãi mà mình đã trải qua. Rằng ba mẹ cũng đã từng lo lắng về việc kết bạn mới hoặc cảm thấy e dè khi bước vào lớp học đầy người lạ. Và ba mẹ đã vượt qua chúng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, gia đình. Những điều này sẽ khuyến khích bé tìm đến sự giúp đỡ của ba mẹ khi cần thiết. 

Qua những câu chuyện cá nhân, ba mẹ không chỉ giúp bé cảm thấy gần gũi hơn, mà còn cung cấp những thông tin, kinh nghiệm quý báu để tự tin hơn trong những ngày tiếp theo. Những chia sẻ cá nhân này sẽ giúp ba mẹ và bé tăng thêm sự kết nối về mặt tình cảm, đồng thời xây dựng niềm tin vững chắc trong mối quan hệ gia đình.  

Tham khảo thêm Con lên lớp 1: Ba mẹ cần chuẩn bị hành trang gì cho con?

4. Kết luận

Ngày đầu đi học, một ký ức khó quên trong hành trình giáo dục của mỗi học sinh. Việc bắt chuyện với con sau buổi học đầu tiên giúp ba mẹ hiểu hơn về cảm xúc, trải nghiệm của con, xây dựng một mối quan hệ giao tiếp cởi mở và tin tưởng.

Tuy nhiên, việc giao tiếp không chỉ là ngày đầu đi học, duy trì thói quen giao tiếp hàng ngày với con chính là yếu tố then chốt giúp củng cố quan hệ gia đình và để con phát triển một cách toàn diện. Ba mẹ cần lắng nghe, đồng hành cùng bé trong mọi bước đi của cuộc đời. eTeacher hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ những thông tin cần thiết để ba mẹ với bé có thể giao tiếp với nhau một cách hiệu quả ngày đầu đi học nói riêng và xuyên suốt quá trình lớn lên của bé nói chung.

Chúc ba mẹ thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call Now Button