CẤU TRÚC BÀI THI FLYERS MỚI NHẤT, CHI TIẾT NHẤT
Kỳ thi Flyers đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá và khuyến khích kỹ năng tiếng Anh của trẻ em từ 7 đến 12 tuổi. Được thiết kế nhằm phát triển kỹ năng ngôn ngữ cơ bản và khả năng giao tiếp, bài thi Flyers không chỉ là một cơ hội cho các em học sinh thử thách bản thân, mà còn là bước tiến quan trọng trên hành trình học tiếng Anh của trẻ. Bài viết dưới đây của eTeacher sẽ tìm hiểu cấu trúc bài thi Flyers mới nhất, cung cấp thông tin và mẹo hữu ích cho các em học sinh và phụ huynh để chuẩn bị một cách tốt nhất cho kỳ thi.
1. Bài thi Flyers cho bé là gì?
Bài thi Flyers là một phần của chương trình Cambridge English: Young Learners (YLE), được thiết kế dành cho trẻ em ở độ tuổi từ 7 đến 12. Bài thi này nhằm mục đích đánh giá và khuyến khích kỹ năng nghe tiếng Anh cơ bản của trẻ em, bao gồm cả kỹ năng nghe, nói, đọc và viết. Flyers là bước tiến quan trọng trong chương trình YLE, đặc biệt là cho những em học sinh đã hoàn thành cấp độ Starters và Movers. Bằng việc tham gia vào bài thi Flyers, các em sẽ có cơ hội thể hiện những gì học đã học được trong tiếng Anh và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình.
Ngoài ra, phụ huynh còn có thể tham khảo thêm một số thông tin về chứng chỉ khác tại: Nên cho con học chứng chỉ tiếng Anh Starters/Mover/Flyers?
2. Cấu trúc bài thi Flyers chi tiết
2.1 Cấu trúc của một bài thi Listening (nghe)
Phần thi Listening của bài thi Flyers sẽ kéo dài trong 25 phút. Các bé sẽ phải hoàn thành trong vòng 25 phút đấy. Điểm tốt đa đạt được sẽ là 5 khiên.
2.1.1 Bài thi Listening Part 1
Ở đề bài Part 1 sẽ bao gồm các bức tranh vẽ cảnh những nhân vật đang tiến hành những hoạt động khác nhau. Người dự thi sẽ lắng nghe kỹ đoạn hội thoại và kết nối các tên cho sẵn tương ứng với đúng người trong tranh.
(Chú ý: Hệ thống đã cho sẵn 1 tên được nối để làm ví dụ).
Một số mẹo khi làm bài ở phần Listening Part 1 mà eTeacher đã rút ra được:
- Khi làm bài, thí sinh nên tận dụng khoảng thời gian trước khi băng nghe chạy để xem sơ lược bức tranh, dự đoán trước những câu hỏi và suy đoán những hành động của nhân vật có thể sẽ được mô tả như thế nào. Các em cần tập trung chú ý vào những từ ngữ diễn tả sự khác biệt giữa hai hay nhiều người/sự vật mang những đặc điểm/hành động tương tự như: màu sắc, kiểu tóc, hoạ tiết,…)
- Thí sinh dự thi cần phải nắm vững những tên nam và nữ, những tên riêng hoặc danh từ riêng trong các danh mục từ vựng A2 Flyers của Cambridge.
Lối miêu tả thường được sử dụng trong Listening Part 1 bao gồm: biểu hiện trang phục, kiểu dáng trang phục và những hành động của các nhân vật. Do đó, các bé cần phải ôn luyện kỹ kỹ năng nghe tên nhân vật và mô tả chi tiết các nhân vật.
2.1.2 Bài thi Listening Part 2
Ở phần thi Listening Part 2 yêu cầu thí sinh lắng nghe đoạn đối thoại giữa 1 người lớn và 1 bạn nhỏ, sau đó điền một từ hoặc chữ số vào ô trống.
Một số tips làm bài ở phần thi Listening Part 2:
- Đối với những dạng bài thi như thế này, thí sinh cần phải luyện nghe và ghi chú lại nhanh chóng những thông tin cần thiết.
- Khuyến khích các thí sinh dự thi nên tập luyện nhiều, ngoài ra còn cần phải hiểu ý nghĩa của các từ nằm trong sách từ vị trí Pre A1 Starter, A1 Movers, A2 Flyers. Đồng thời, các bé cũng cần phải luyện viết chính tả từ chuẩn xác.
- Ở cấp độ A2 Flyers, vẫn có rất nhiều thí sinh vẫn còn chưa chắc chắn với những chữ cái trong bảng tiếng Anh. Do vậy, cần phải luyện tập thường xuyên, đây chính là bí quyết hữu hiệu nhất để các bé hoàn thành tốt phần thi ở dạng này.
Nội dung ôn thi ở Listening Part 2 sẽ bao gồm: Kỹ năng nghe tên, các cách thức viết và chọn lọc thông tin.
2.1.3 Bài thi Listening Part 3
Phần thi Listening Part 3 sẽ bao gồm: 2 bộ hình ảnh. Trong đó, một bộ sẽ bao gồm những hình ảnh về các nhân vật (có kèm theo tên), các địa điểm hoặc đồ vật, một bộ sẽ là tập hợp những hình ảnh được đặt tên bằng các chữ cái. Phần thi này bắt buộc thi sinh phải lắng nghe đoạn nói chuyện giữa 2 người và điền các chữ cái vào những ô trống để ghép các bức ảnh tương ứng của 2 bộ ảnh với nhau.
2.2 Cấu trúc phần thi Reading và Writing (Đọc và Viết)
Phần thi Đọc và Viết sẽ kéo dài trong 44 phút, bao gồm có 7 phần / 44 câu hỏi và điểm tối đa đạt được sẽ là 5 khiên.
2.2.1 Bài thi Reading và Writing Part 1
Ở phần thi này, yêu cầu thí sinh nối đúng các từ với mô tả nghĩa của từ. Đề thi sẽ bao gồm 15 từ ứng với 10 khái niệm. Thí sinh cần đọc kỹ các định nghĩa được đưa ra và chọn lọc những từ thích hợp để điền vào ô trống tương ứng với các khái niệm ấy.
Dưới đây là một số mẹo khi làm bài thi phần Reading và Writing:
- Thí sinh dự thi cần phải làm quen với các từ được phân chia theo từng chủ đề, thực hành phân biệt các từ tương tự, hoặc hay bị nhầm lẫn trong danh mục từ vựng.
- Các thí sinh cũng nên đọc tất cả những đáp án và định nghĩa được đưa ra trước khi trả lời các câu hỏi.
- Đặc biệt, cần cẩn thận khi “đặt bút” viết các câu trả lời, thí sinh chỉ cần ghi lại chính xác từ được cho của đề thi.
Ở phần thi này, nên ôn luyện cho các bé kỹ năng ghép các từ có diễn đạt nghĩa của từ để các bé nhanh nhạy hơn trong quá trình nối từ.
2.2.2 Bài thi Reading và Writing Part 2
Đối với Part 2 của phần thi Reading và Writing, thí sinh phải đọc một đoạn đối thoại. Trong đoạn đối thoại, lời nói của người thứ 2 sẽ bị để trống. Đề bài sẽ cho một danh sách các câu trả lời cho người thứ hai, ký hiệu bằng bảng chữ cái từ A đến H. Lúc này, thí sinh chỉ cần chọn câu trả lời phù hợp cho người thứ hai và viết chữ cái tương ứng vào chỗ trống. Mặt khác, sẽ có 2 câu trả lời không phù hợp trong cuộc đối thoại.
Một số tips khi làm bài thi Reading và Writing Part 2, eTeacher đã liệt kê:
- Thí sinh tham gia cần phải chú ý đọc hết tất cả các đáp án trước khi chọn đáp án đúng nhất. Lúc đầu thí sinh có thể sẽ cảm thấy có nhiều hơn một đáp án đúng, cho nên thí sinh cần phải xem xét kỹ tình huống trong đối thoại được cho để có thể chọn ra câu trả lời chính xác nhất.
- Luyện tập tìm câu trả lời phù hợp nhất trong đoạn đối thoại là một điều cần thiết cho thí sinh thi chứng chỉ Flyers. Việc luyện tập này không chỉ là trả lời cho những câu hỏi một cách đơn thuần, mà còn là phương pháp trả lời lại lúc người thứ nhất đưa ra một nhận định nào đó về điều gì đấy.
- Thí sinh cũng cần phải luyện tập đoán trước đáp án. Thí sinh cũng có thể dự đoán trước những câu trả lời trước khi nhìn vào các đáp án.
- Thí sinh dự thi cũng cần phải dành thời gian xem xét từ nào trong câu là từ phản hồi lại câu trả lời cho câu hỏi/nhận định của người thứ nhất, từ đó, lựa chọn được đáp án phù hợp và đúng nhất.
Phần thi Reading và Writing Part 2, các bé cần phải luyện tập về việc sử dụng ngôn ngữ chức năng trong các tình huống.
2.2.2 Phần thi Reading và Writing Part 3
Bài thi Reading và Writing Part 3 sẽ bao gồm một đoạn văn bản. Trong đoạn văn bản đó sẽ có 5 chỗ trống và 1 ô chứa các từ cho trước. Việc cần làm ở đây chính là thí sinh đọc văn bản và lựa chọn các từ thích hợp để điền vào chỗ trống. Những từ cần điền vào ô trống cũng có thể là danh từ, động từ hoặc tính từ. Những từ này sẽ ở thì hiện tại hoặc quá khứ phụ thuộc vào ngữ pháp của đề bài.
Dưới đây là một số mẹo hữu ích cho các bé khi làm bài:
- Thí sinh cần đọc kỹ toàn bộ văn bản để hiểu rõ về nội dung trước khi tiến hành điền từ vào chỗ trống. Trong quá trình đọc, các em có thể cố gắng phỏng đoán loại từ nào sẽ phù hợp để điền vào các khoảng trống.
- Ngoài ra, thí sinh cũng cần rèn luyện kỹ năng lựa chọn từ loại phù hợp (như: danh từ số ít/số nhiều, tính từ, động từ) cho mỗi câu và ngữ cảnh tổng thể của văn bản. Việc nắm vững ngữ pháp sẽ giúp các em có khả năng đưa ra câu trả lời chính xác khi gặp các câu hỏi điền từ vào chỗ trống. Ví dụ: nếu từ “some” xuất hiện trước một chỗ trống, câu trả lời hợp lý sẽ không thể là một danh từ đếm được số ít.
- Cuối cùng, thí sinh cần kiểm tra lại từ đã điền vào chỗ trống để đảm bảo rằng chúng được chọn một các chính xác và phù hợp với ngữ cảnh của văn bản.
Nội dung cần ôn luyện ở phần thi này chính là kỹ năng đọc hiểu và chọn lọc thông tin quan trọng.
2.2.4 Phần thi Reading và Writing Part 4
Trong bài thi này, thí sinh sẽ đọc một văn bản có 10 chỗ trống. Thí sinh được cung cấp 3 phương án cho mỗi chỗ trống và họ phải chọn từ đúng trong các phương án đó để điền vào chỗ trống. Bài thi này nhằm kiểm tra khả năng sử dụng ngữ pháp của thí sinh thông qua việc chọn từ phù hợp cho mỗi chỗ trống.
Một số tips khi làm bài, cụ thể:
- Quen thuộc với loại từ (danh từ, tính từ, động từ,…) phù hợp cho mỗi câu hoặc văn bản
- Lựa chọn từ trong 3 phương án đã cho để điền vào chỗ trống, không cần nghĩ ra từ mới.
- Đảm bảo hiểu biết về các quy tắc và nguyên tắc cơ bản của các động từ trong danh sách từ vựng A2 Flyers.
Nội dung ôn luyện ở phần này là kỹ năng đọc và hiểu văn bản, từ vựng và ngữ pháp.
2.2.5 Phần thi Reading và Writing Part 5
Trong bài thi này, thí sinh sẽ hoàn thành nội dung của câu dựa trên việc đọc một câu chuyện. Họ sẽ sử dụng từng từ một, hai, ba hoặc bốn từ để điền vào chỗ trống trong câu chuyện. Đề bài cung cấp một văn bản cùng một hình ảnh, bức tranh đóng vai trò là bối cảnh cho câu chuyện. Tuy nhiên, không có câu trả lời cụ thể được cung cấp cho những câu hỏi trong bài thi. Thí sinh cần dựa vào hiểu biết và trí tưởng tượng của mình để hoàn thành các câu.
Một số tips khi làm bài thi Part 5
- Đọc tiêu đề và xem hình ảnh để hiểu bối cảnh của câu chuyện.
- Luyện tập sử dụng các cách khác nhau để chỉ người hoặc đồ vật (ví dụ: John, he, him, Paul’s brother) và biết cách chuyển đổi cấu trúc câu mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
- Xác định ý nghĩa của các từ như “here”, “there” trong văn bản.
- Chú ý chọn đúng tính từ phù hợp khi điền vào các khoảng trống trong văn bản.
Ở phần này, các bé nên tập trung ôn luyện kỹ năng đọc và hiểu một câu chuyện, tìm các từ và cụm từ khác nhau với ý nghĩa khác nhau.
2.2.6 Phần thi Reading và Writing Part 6
Trong phần thi này, thí sinh sẽ đọc một văn bản dạng nhật ký hoặc lá thư có 5 chỗ trống. Ở mỗi chỗ trống, họ cần điền vào một từ thích hợp. Không có danh sách từ được cung cấp, vì vậy thí sinh phải dựa vào hiểu biết và kỹ năng của mình để chọn từ phù hợp.
Một số tips khi làm bài Part 6 của Reading và Writing:
- Luyện tập sử dụng các cụm từ phổ biến như “ask a question”, “do some homework” để giúp lựa chọn từ phù hợp.
- Đọc toàn bộ văn bản để hiểu rõ nội dung trước khi điền từ vào chỗ trống. Điều này giúp thí sinh chọn từ một cách chính xác và phù hợp với ngữ cảnh của văn bản.
- Luyện tập chọn từ thích hợp cho văn bản về cả mặt từ vựng và ngữ pháp. Đảm bảo rằng đáp án không chỉ phù hợp với câu ngay trước hoặc sau chỗ trống. Việc lựa chọn một câu trả lời đúng có thể phụ thuộc vào nội dung được đề cập ở câu đầu hoặc cuối văn bản.
- Kiểm tra và chỉnh sửa câu trả lời của mình, đảm bảo rằng mọi từ đã được điền vào chỗ trống là phù hợp và hợp lý. Đọc lại toàn bộ văn bản giúp thí sinh rà soát và cải thiện đáp án của mình.
Nội dung ôn luyện: Kỹ năng đọc và hiểu một đoạn ngắn, cấu trúc câu, từ vựng (bao gồm các cụm từ và các câu cố định).
2.2.7 Phần thi Reading và Writing Part 7
Yêu cầu: Dựa vào 3 bức tranh có sẵn, viết nên câu chuyện ngắn.
Một số mẹo làm bài:
- Viết một câu chuyện ngắn có từ khoảng 20 từ trở lên, nhưng không quá dài. Việc viết dài có thể làm tăng khả năng mắc lỗi cho thí sinh. Chú ý đến chất lượng của câu chuyện hơn là số lượng từ.
- Để hiểu rõ câu chuyện, thí sinh nên dành thời gian xem kỹ các bức tranh trước khi bắt đầu viết. Sau đó, họ có thể viết 1 hoặc 2 câu về mỗi bức tranh và xem xét cách chúng liên kết với nhau, tạo thành một câu chuyện mạch lạc.
Nội dung cần ôn luyện: Kỹ năng viết một câu chuyện dựa trên hình ảnh.
2.3 Cấu trúc phần thi Speaking (Nói)
Phần thi Speaking trong kỳ thi đạt từ 7 đến 9 phút và bao gồm 4 phần câu hỏi khác nhau. Thí sinh sẽ trả lời các câu hỏi và thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu của từng phần. Mỗi phần được đánh giá dựa trên một tiêu chí nhất định, và điểm tối đa cho mỗi phần là 5 điểm.
2.3.1 Phần thi Speaking Part 1
Trong phần này, giám khảo sẽ chào hỏi và hỏi về tên tuổi của thí sinh để bắt đầu trò chuyện. Sau đó, giám khảo sẽ đưa cho thí sinh xem hai bức tranh tương tự nhau nhưng có một số điểm khác biệt. Giám khảo sẽ miêu tả một trong hai bức tranh và thí sinh cần nhìn vào bức tranh của mình để xác định 6 điểm khác biệt so với miêu tả của giám khảo.
Tips khi làm bài:
- Thí sinh nên luyện nghe miêu tả về một bức tranh và kiểm tra xem có điểm nào trong lời mô tả của giám khảo khác với bức tranh của mình hay không.
- Trong bài kiểm tra, sự khác biệt giữa hình ảnh của giám khảo và hình ảnh của thí sinh có thể liên quan đến số lượng, màu sắc, vị trí, bề ngoài, hoạt động, hình dạng hoặc kích thước,…
Nội dung ôn luyện: Kỹ năng hiểu và thực hiện theo các chỉ dẫn, cũng như biểu đạt sự khác biệt giữa 2 hình ảnh.
2.3.2 Phần thi Speaking Part 2
Giám khảo sẽ đặt câu hỏi cho thí sinh về một người, địa điểm hoặc đồ vật, sử dụng một tập hợp các câu hỏi được cung cấp. Thí sinh sẽ sử dụng phiếu thông tin để trả lời các câu hỏi đó. Sau đó, thí sinh sẽ đặt câu hỏi cho giám khảo dựa trên một phiếu thông tin khác.
Một số tips khi làm bài:
- Thí sinh nên thực hiện việc hỏi và trả lời câu hỏi một cách tự tin, rõ ràng.
- Đối với việc đặt câu hỏi cho giám khảo, thí sinh cũng nên sử dụng cả hai loại câu hỏi và cảm thấy thoải mái khi sử dụng cách lựa chọn.
Nội dung ôn luyện: Kỹ năng trả lời và đặt câu hỏi trong giao tiếp.
2.3.3 Phần thi Speaking Part 3
Trong phần này, giám khảo sẽ cho thí sinh xem một chuỗi gồm 5 bức tranh, tạo thành một câu chuyện. Giám khảo sẽ cung cấp tên của câu chuyện và chỉ ra bức tranh đầu tiên trong chuỗi. Sau đó, thí sinh sẽ được yêu cầu trình bày về 4 bức tranh còn lại.
Một số tips làm bài:
- Trước khi yêu cầu thí sinh trình bày câu chuyện, giám khảo thường sẽ nói “Just look at the pictures first” để thí sinh có thời gian nhìn qua các bức tranh và hiểu rõ nội dung chung của câu chuyện trước khi bắt đầu nói.
- Không cần kể câu chuyện chi tiết, chỉ cần mô tả vài điểm nổi bật của bức tranh.
Nội dung ôn luyện: Kỹ năng diễn đạt về các sự vật và sự kiện dựa trên hình ảnh.
2.3.4 Phần thi Speaking Part 4
Trong phần này, giám khảo sẽ hỏi thí sinh về các thông tin cá nhân: trường học, gia đình, sở thích,…
Một số tips khi làm bài:
- Tự tin trả lời các câu hỏi về bản thân.
- Thí sinh có thể trả lời bằng các câu ngắn đơn giản hoặc một vài cụm từ. Không cần phải trả lời quá chi tiết.
- Câu hỏi thường đặt ở thì hiện tại nhưng thí sinh cũng nên biết cách sử dụng thì quá khứ, hiện tại hoàn thành và going to để trả lời những câu hỏi có liên quan.
Nội dung ôn luyện: Kỹ năng trả lời các câu hỏi về thông tin cá nhân.
3. Kết luận
Bài viết trên của eTeacher đã trình bày chi tiết về cấu trúc bài thi Flyers mới nhất, cung cấp cho ba mẹ thông tin về phần cấu trúc cũng như yêu cầu của kỳ thi này. Việc cung cấp các mẹo và lời khuyên cụ thể cũng giúp các em tự tin hơn khi phải chuẩn bị cho kỳ thi Flyer.
Xem thêm về việc thi thử chứng chỉ Flyer tại eTeacher: https://flyers.edu.vn/