TRẺ NỔI LOẠN VÀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ HIỆU QUẢ
Sự nổi loạn ở tuổi mới lớn diễn ra ở hầu hết đứa trẻ nào. Đây là thời kì chuyển đổi từ giai đoạn trẻ con sang trẻ vị thành niên. Tâm lí con vẫn chưa phát triển dầy đủ, bất ổn định. Do đó, con luôn trong trạng thái lo lắng, áp lực với mọi thứ.
Tại thời điểm này, trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi bạn bè và các yếu tố xung quanh. Lòng tự tôn của con rất mạnh, rất dễ bị tổn thương bởi lời nói và sự nghiêm khắt của bố mẹ.
1. Trẻ nổi loạn vì đâu?
- Do áp lực học hành, thi cử hay kết quả học tập không như mong đợi.
- Do ảnh hưởng bởi bạn bè xấu hay từ những người lạ mà con tiếp xúc. Ở độ tuổi này, các con có xu hướng mở rộng mối quan hệ. Lí do là trẻ sợ bị cô lập, “tẩy chay” khi ở trường. Không thể phủ nhận, bạn bè có sự ảnh hưởng rất lớn đến với sự phát triển của trẻ.
- Do ảnh hưởng từ phương pháp giáo dục của ba mẹ. Ba mẹ quá nghiêm khắc khiến con phản ứng lại. Hoặc ba mẹ quá buông lỏng việc quản lý khiến con bị mất định hướng, dễ bị sa ngã. Hoặc có thể do hoàn cảnh gia đình phức tạp làm ảnh hưởng đến tâm tình con.
- Ảnh hưởng từ các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thong đại chúng.
2. Biểu hiện của sự nổi loạn
Nhiều trẻ có thể rơi vào tình trạng ngoan ngoãn ở trường nhưng lại nổi loạn ở nhà. Có thể trong mắt trẻ, nhà là nơi an toàn nhất để trút bực dọc. Vì trẻ biết ông bà cha mẹ lúc nào cũng yêu thương mình.
Nhiều trẻ ngược lại, vâng lời lúc ở nhà nhưng lại nổi loạn ở trường lớp, ngoài xã hội. Đối với những đứa trẻ này, nhà không phải là nơi để con về. Có thể trong tâm lí con ghét nơi đó – nơi có cha mẹ không hòa thuận, lúc nào cũng cãi vã.
Trẻ thể hiện sự nổi loạn của mình qua nhiều cách
- Một thay đổi dễ nhận ra nhất là vẻ bề ngoài, cách ăn mặc. Trẻ tìm cách khoác lên mình những bộ cánh “khác người, không giống ai”. Điều đó khiến con cảm thấy mình tự tin hơn và được công nhận bởi những người xung quanh.
- Ngoài ra, trẻ còn có những biều hiện quá khích: bốc đồng, tình cảm quá khích, luôn sợ mình quá béo hoặc quá gầy.
- Tính khí thất thường. Khi thì hồ hởi, vui vẻ. Khi thì thu mình, cộc cằn, không vâng lời người lớn, phá phách.
3. Thái độ của bố mẹ đối với trẻ nổi loạn
Theo các chuyên gia tâm lí, bố mẹ chính là hình mẫu để con hình thành tính cách và tính kỉ luật. Để có thể đàm phán với trẻ, bố mẹ cần phải học cách nói chuyện, làm bạn và học cách lắng nghe con. Đàm phán chỉ thành công khi hai bên cùng lắng nghe nhau. Bố mẹ mong muốn con thay đổi, con cũng hi vọng điều ngược lại từ bố mẹ.
Không bao giờ được so sánh con mình với người khác hay nói “Hồi bằng tuổi con thì bố mẹ đã giỏi như thế nào…” Điều này khiến trẻ khó chấp nhận được, bởi, trẻ sống khác thời với bố mẹ.
Khuyến khích và động viên con đúng cách rất quan trọng. Không phải cứ tung hô con là thương con, điều đó sẽ rất dễ khiến con ỷ lại. Cũng không phải vùi dập con chỉ vì mong con tiến bộ hơn. Điều đó sẽ khiến con dễ bị thất vọng và cảm giác không được công nhận.
Tóm lại
Bố mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng không phải ai cũng biết cách yêu đúng. Trẻ dần trưởng thành thì suy nghĩ cũng sẽ phát triển độc lập hơn so với bố mẹ. Đừng áp đặt những điều bố mẹ cho là đúng mà vô tình làm tổn thương con. Không phải chúng muốn nổi loạn, chẳng qua là không biết cách bộc lộ suy nghĩ và tiếng nói của bản thân mà thôi.
Khi phát hiện trẻ bắt đầu có các dấu hiệu nổi loạn, bố mẹ hãy nhanh chóng tìm cách nói chuyện với con hoặc tham gia tư vấn của các chuyên gia tâm lí để có biện pháp giải quyết hợp lí nhất.
Nếu quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm thông tin về các gia sư dạy kèm tại nhà, hãy để lại thông tin liên hệ, đội ngũ nhân viên eTeacher sẽ lập tức liên hệ để tư vấn cụ thể và rõ ràng hơn.
Thông tin liên hệ
- Số điện thoại: 0906 57 8886
- Email: cskh@eteacher.vn
- Facebook: https://www.facebook.com/eteachervietnam
- Địa chỉ văn phòng: số 10B Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1, TP. HCM
[fusion_builder_container hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” overlay_color=”” video_preview_image=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” padding_top=”” padding_bottom=”” padding_left=”” padding_right=””][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”no” min_height=”” hover_type=”none” link=””][fusion_text]
[/fusion_text][/fusion_builder_column][/fusion_builder_row][/fusion_builder_container]