TOP 5 SAI LẦM KHI BA MẸ GIÚP CON LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP!
Lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai là điều rất quan trọng đối với mỗi em học sinh vì điều này sẽ giúp các em xác định được ngành nghề phù hợp với thân. Tuy nhiên, mỗi em đều có những đam mê, sở thích riêng của bản thân mình. Vậy, ba mẹ làm thế nào để giúp con mình lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn hơn. Dưới đây là “Top 5 sai lầm khi ba mẹ giúp con lựa chọn nghề nghiệp” thường gặp phải trong vấn đề này. Hãy cùng eTeacher.vn tìm hiểu bài viết sau đây nhé!
5 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI BA MẸ GIÚP CON CHỌN NGÀNH NGHỀ
Xin chào mọi người, lại là mình Tím đây! Hôm nay, Tím muốn chia sẻ với các bạn về hành trình lựa chọn nghề nghiệp của bản thân mình cũng như là những bài học quý báu từ những sai lầm mà ba mẹ thường mắc khi đưa ra quyết định về nghề nghiệp cho con cái để cho ba mẹ và các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về sự lựa chọn nghề nghiệp.
Khi bước vào học cấp 3, đây thực sự là một thời điểm quan trọng khi Tím phải đối diện với quyết định về nghề nghiệp của bản thân. Quyết định này nó ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của Tím cũng như là sự hạnh phúc và hãnh diện của ba mẹ đối với bản thân mình. Tuy nhiên, thời điểm đưa quyết định cuối cùng, Tím đã nhận ra rất nhiều điều từ những sai lầm của ba mẹ. Sau đây là những sai lầm mà Tím muốn đề cập đến để giúp các ba mẹ có thể hỗ trợ con cái lựa chọn nghề nghiệp một cách tốt nhất.
1. Áp đặt mong muốn của con trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Ba mẹ luôn muốn những điều tốt nhất cho con cái, nhưng đôi khi sự lo lắng “thái quá” sẽ làm cho các con trở nên bối rối, mất tự tin trong quyết định ngành nghề của bản thân mình. Rất nhiều ba mẹ luôn áp đặt những mong muốn của bản thân mình lên con cái mà không quan tâm đến sở thích, đam mê của con mình. Đây thực sự là một trong những sai lầm nghiêm trọng nhất trong việc giúp con lựa chọn ngành nghề mà ba mẹ không thực sự hiểu rõ mong muốn của con mình.
Ba mẹ thường có những suy nghĩ như là “tôi muốn con trở thành một bác sĩ vì đó là nghề có tương lai và thu nhập ổn định” hoặc “con phải trở thành một kỹ sư vì đó là nghề được xã hội đánh giá cao”. Những mong muốn này thường được đặt ra mà không cân nhắc đến niềm đam mê và khả năng của con cái.
Ba mẹ nên dành thời gian quan sát con mình bằng cách lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, sở thích và đặc biệt là quan sát cách con mình giao tiếp với bạn bè. Như vậy, ba mẹ có thể hiểu con cái của mình hơn và có khả năng định hướng nghề nghiệp một cách chính xác.
Khi nhận thấy rằng ba mẹ quan tâm, lắng nghe và tôn trọng mong muốn của mình, các bạn sẽ cảm thấy được động viên và hỗ trợ hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp.
2. Ba mẹ định hướng nghề nghiệp của con theo xu hướng
Việc ba mẹ định hướng nghề nghiệp của con cái theo những ngành đang “hot” của xã hội là một sai lầm rất phổ biến. Trên thực tế, những ngành này thường đối mặt với sự cạnh tranh vô cùng gay gắt. Vì vậy, việc định hướng và lựa chọn ngành nghề theo phong trào sẽ không đem lại kết quả như mong đợi.
Thay vào đó, ba mẹ nên định hướng lựa chọn nghề nghiệp cho con dựa trên sở thích, tính cách và năng lực của con mình. Như vậy, ba mẹ mới có thể giúp con có cơ hội phát triển được năng lực của bản thân và tạo được lợi thế cạnh tranh ngành nghề. Và ba mẹ hãy nhớ rằng, một công việc đem lại niềm vui và cảm giác thỏa mãn trong lòng là chìa khóa quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc và thành công.
3. Ba mẹ kỳ vọng quá nhiều so với năng lực của con
Sự kỳ vọng vào năng lực của con và muốn con sẽ theo đuổi những ngành học điểm cao, học nhiều như bác sĩ, công an,… Bởi vậy, rất nhiều bạn chưa định hướng được bản thân mà nghe theo sự sắp xếp của bố mẹ đến khi bước vào con đường đại học thì nhận ra bản thân không phù hợp với ngành nghề đó và chán nản bỏ học.
Việc định hướng về lựa chọn nghề nghiệp cho con cần phải có sự đồng thuận từ cả hai phía. Ba mẹ cần hiểu rõ năng lực và sở thích của con để có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích, phù hợp nhất cho con cái của mình.
Quan trọng hơn, ba mẹ cần nhận ra rằng con mình có những ưu điểm và sở thích riêng biệt gì. Việc ép buộc con theo đuổi những ngành học mà ba mẹ mong muốn sẽ tạo ra áp lực không cần thiết mà còn có thể dẫn đến sự thất bại và cảm giác thất vọng cho ba mẹ và con cái.
Thay vì đặt ra những kỳ vọng quá cao và không phù hợp với năng lực của con, ba mẹ nên tạo điều kiện cho con có cơ hội khám phá và phát triển sở thích của mình. Bằng cách này, con sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất và đạt được thành công theo cách của riêng mình.
4. Ba mẹ lựa chọn nghề nghiệp vượt quá khả năng tài chính của gia đình
Để tránh việc phải đối diện với tình trạng học dở chừng hoặc phải nghỉ học do gia đình không đủ tài chính, ba mẹ nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho con. Không nên để bản thân bị cuốn vào sự áp lực của xã hội hay so sánh, đua đòi với con của người khác khiến cho mong muốn cho con đi học những trường vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Việc học không chỉ là về kiến thức mà còn liên quan đến cả tâm lý của con. Nếu con đối mặt với sự lo lắng và áp lực về tài chính thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần và tâm trạng của con, ảnh hưởng đến khả năng học tập và sự phát triển của con trong tương lai.
Ngoài ra, việc lựa chọn nghề nghiệp cho con không chỉ là vấn đề của con mà còn là trách nhiệm của cả gia đình. Việc mục tiêu hóa con theo những ngành nghề hoặc trường học xa xỉ có thể gây ra những hậu quả không mong muốn, như gánh nặng tài chính, căng thẳng và lo lắng không cần thiết cho cả gia đình.
Vậy nên, ba mẹ nên tìm kiếm những ngành nghề và trường học phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Có thể tham khảo các trường học công lập hoặc các chương trình đào tạo có chi phí phù hợp hơn. Quan trọng nhất là tạo điều kiện cho con có một môi trường học tập thoải mái và không gánh nặng tài chính, để con có thể phát triển và thành công trong sự hỗ trợ và khích lệ của gia đình.
5. Chọn nghề mà con lại không có năng khiếu của nghề
Một số ngành nghề như: kiến trúc, âm nhạc, hội họa,… đòi hỏi người học phải có khả năng đặc biệt như vẽ đẹp, hát hay, khéo léo,… Do vậy, khi ba mẹ quyết định định hướng con cái trong việc chọn nghề nghiệp, ba mẹ cần phải hiểu rõ rằng liệu con của mình có những “tài lẻ” đó hay không.
Nếu con không có năng khiếu trong một ngành nghề nhất định mà ba mẹ vẫn ép buộc con chạy theo ngành đó, có thể con sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận và hoàn thành các công việc cần thiết của ngành đó. Điều này có thể dẫn đến sự thất bại, gây cảm giác thất vọng và mất động lực trong học tập và sự nghiệp của con sau này.
Kết luận
Với bài viết trên của nhà Tím, hy vọng ba mẹ có thể tích lũy được những kinh nghiệm để giúp việc hỗ trợ cho con một cách tốt nhất, tránh được những sai lầm không đáng có. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm các bài viết sau để có thể định hướng cho con mình một cách tốt nhất.
8 Bước cho việc chọn đúng ngành, học đúng nghề
3 Bí quyết đơn giản giúp bạn dễ dàng định hướng nghề nghiệp bản thân
Meta: Việc lựa chọn nghề nghiệp cho con là một trong những quyết định quan trọng nhất mà ba mẹ phải đối mặt. Tuy nhiên, mỗi đứa trẻ đều có những đam mê, sở thích riêng của bản thân. Vậy, ba mẹ làm thế nào để giúp con lựa chọn nghề nghiệp đúng đắn. Hãy cùng eTeacher theo dõi bài viết sau đây nhé!