[fusion_builder_container hundred_percent=”no” equal_height_columns=”no” menu_anchor=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=”” background_color=”” background_image=”” background_position=”center center” background_repeat=”no-repeat” fade=”no” background_parallax=”none” parallax_speed=”0.3″ video_mp4=”” video_webm=”” video_ogv=”” video_url=”” video_aspect_ratio=”16:9″ video_loop=”yes” video_mute=”yes” overlay_color=”” video_preview_image=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” padding_top=”” padding_bottom=”” padding_left=”” padding_right=””][fusion_builder_row][fusion_builder_column type=”1_1″ layout=”1_1″ background_position=”left top” background_color=”” border_size=”” border_color=”” border_style=”solid” border_position=”all” spacing=”yes” background_image=”” background_repeat=”no-repeat” padding_top=”” padding_right=”” padding_bottom=”” padding_left=”” margin_top=”0px” margin_bottom=”0px” class=”” id=”” animation_type=”” animation_speed=”0.3″ animation_direction=”left” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” center_content=”no” last=”no” min_height=”” hover_type=”none” link=””][fusion_text columns=”” column_min_width=”” column_spacing=”” rule_style=”default” rule_size=”” rule_color=”” hide_on_mobile=”small-visibility,medium-visibility,large-visibility” class=”” id=””]
Nghề Gia sư – Nỗ lực qua từng ngày
Sau gần một năm làm Gia sư tại eTeacher, mình nhận ra nơi đây có nhiều em học sinh đang rất cần sự giúp đỡ của những người đi trước. Có em đã là những viên ngọc rất góc cạnh, tỏa sáng. Nhưng cũng có em lại là viên ngọc thô ẩn chứa bên trong mình những điều đặc biệt. Và mỗi Gia sư chính là mỗi người thợ kim hoàng. Họ dùng tất cả sự kiên nhẫn và chân thành của mình giúp viên ngọc ấy ngày một tỏa sáng hơn.
“Có phải đứa trẻ nào vừa sinh ra cũng đã có một bản năng, một tư duy hay tư chất thông tuệ hay không? Nếu thật sự là như thế, cuộc sống này đã không có kẻ thất bại, sẽ không có một ai mắc khiếm khuyết”.
Học sinh đầu tiên của mình là một bé học sinh lớp 8, tên Thảo. Trước khi dạy, mình được biết bé là một cô gái có cá tính. Và với buổi dạy đầu tiên, mình đã thật sự lúng túng trước cô học sinh vẻ mặt lạnh như băng và… cực kì “ngầu” này. Suốt buổi học hôm đó chỉ có mỗi mình độc thoại. Bởi bé còn ngại và chưa muốn mở lời với mình. Nhưng bằng tâm huyết của một người truyền lửa, mình tin chắc mình sẽ giúp bé nhiều hơn trong thời gian tới.
Khi mình nhận lớp thì bé đã bước sang học kì II, việc lấy lại lượng kiến thức bé đánh mất thật không dễ dàng. Vì đây là năm đầu tiên bé tiếp xúc với một môn mới như Hóa Học. Trước những cái lắc đầu ngao ngán vì không nhớ nỗi tên nguyên tố, hóa trị của bé, mình đã không do dự mà nói rằng:
– “Yên tâm, anh sẽ giúp em lấy lại hết những kiến thức căn bản”. Mình tự tin khẳng định.
Và, nó thật sự không dễ như mình nói. Bé vẫn không thể nhớ được những kiến thức mà mình dò đi dò lại nhiều lần. Cứ một nội dung mình dạy xong thì có bé chỉ có thể nhớ trong vòng mấy phút. Sau đó lại quên béng đi. Có những lúc bé mắc những lỗi sai rất ngớ ngẩn. Khi ấy mình cũng chỉ biết cười và không hiểu sao bé có thể nghĩ mọi thứ đơn giản đến thế. Nhưng nhờ sự ngây thơ “vô số tội” như vậy mà 2 anh em có thể cởi mở với nhau nhiều hơn.
Sau đó, mình bắt đầu đi tìm hiểu thêm về sở thích của bé. Bé rất đam mê với hãng hàng không vũ trụ NASA và nhóm nhạc nữ nổi tiếng BLACKPINK. Mình bắt đầu bày ra nhiều cuộc thí nghiệm thú vị khiến bé mắt tròn mắt dẹt. Kết luận sau mỗi màn biểu diễn là:
– Để hiểu được tại sao như vậy thì em cần phải học thật giỏi Hóa vào. Còn nhiều cái hay hơn nữa nên ráng học đi rồi mai mốt anh làm cho xem. Phải giỏi Toán, Lý, Hóa thì sau này em mới có cơ hội để theo đuổi đam mê của mình nha!
Vậy mà buổi học hôm đó bé lại rất tập trung và học khá là hiệu quả. Nhưng kết quả có kéo dài hay không thì lại là một câu chuyện khác.
Thời gian đầu khi học với mình bé khá ngoan. Một thời gian về sau thì bé lại trở nên lười biếng hơn. Tình trạng không làm bài về nhà kéo dài. Hỏi ra thì bé sẽ nói là bé không biết làm. Hôm đó bé lại tiếp tục không làm bài, mình ngồi lặng người đi một lúc, bé cũng không nói gì, mình mới nói:
– Anh ở đây để giúp đỡ cho em lấy lại được những cái căn bản. Anh không ở đây để đào tạo ra một ngôi sao. Em có tự đặt câu hỏi rằng bản thân mình đã thật sự nghiêm túc học tập hay chưa? Ba Mẹ đã phải làm việc rất vất vả để có thể cho em ăn học. Và anh, dù đôi khi rất mệt vẫn không màng đường xa đến đây chỉ vì lo em không làm tốt bài kiểm tra của mình. Còn em, em dùng thời gian của mình để giải trí mà bỏ bê học hành. Liệu như vậy là đã tử tế với mọi người chưa? Là đã tử tế với chính tương lai của mình chưa?
Dường như nhận ra rằng mình sai, mình thấy bé cứ ngồi co ro lại. Sau đó, mình mới cười một cái để khích lệ tinh thần cho bé. Hai anh em lại mở tập vở ra rồi làm lại những bài chưa hoàn thành. Sau ngày hôm đó thì bé đã ý thức hơn được việc học của mình. Bé cũng đã có ý thức hoàn thành bài tập về nhà hơn.
Tuy vậy, bé lại còn một khuyết điểm rất lớn nữa, đó chính là không cẩn thận. Có những lần nhìn con điểm bé đưa ra mà mình khá sốc và chỉ biết thở dài. Cuối buổi học hôm đó, mình trao đổi với Mẹ bé xem có nên hạn chế lại việc dùng điện thoại của bé hay không vì sắp tới thi học kì rồi. Sau một lúc thì mình và Phụ huynh mới thống nhất sẽ tạm phải cứng rắn với bé hơn. Đến khi về nhà, Mẹ của bé mới nhắn cho mình biết, thật ra vẫn còn một bài kiểm tra bị 2 điểm môn Hóa nhưng do bé xé rồi giấu đi.
Qua hôm sau, lên lớp thì mình mới thấy bé ngồi xụ ra. Chắc đúng là không được dùng máy nữa nên mới ngồi thẩn ra đây mà.
– “Mẹ không cho dùng máy nữa rồi đó hả?”, mình đùa.
– “Dạ anh!”, bé nhướn vai nhìn mình đầy bất lực.
– “Thôi thì cố gắng học, vài tuần nữa kết quả tốt lên rồi mẹ sẽ cho dùng lại thôi mà”.
Kể từ hôm đó, mình nhận thấy rõ được sự tiến bộ của bé qua từng buổi học. Rõ nhất là qua những bài kiểm tra môn Vật Lý 15 phút toàn được điểm 8 trở lên.
Mỗi bài học mình đều thêm vào đó những câu chuyện, những ví dụ thực tế hơn như cách tính phần trăm của một đại lượng nào đó.
– “Ví dụ gia đình em có 5 người thì 1 người đóng góp bao nhiêu phần trăm trong gia đình?”
– “Dạ là 20% nè anh.”
– “Vậy có phải là em lấy cá nhân tức là 1 người, chia cho tổng thể là 5 người, tất cả nhân cho 100 là em được 20% không nè.”
Việc học cùng bé cứ diễn ra đều đặn và kiên trì. Hôm mình đi thi, bé cũng đi thi môn cuối. Thi xong về phòng mình hớt hải hỏi bé đã thi xong chưa, bé nói bé làm được bài khá tốt.
Một, hai tuần thi trôi qua, đến khi bé có được bảng điểm. Hôm đó chạy xe trên đường đi làm mà mình cứ cảm giác sắp có quà đến nơi. Nhưng, đến lúc lên lớp bé ngồi im và bắt đầu khóc, mình cũng ngồi im để cho bé khóc một hồi rồi mới hỏi:
– “Điểm thi không được cao hay sao mà khóc nè?”
Bé chìa cái bảng điểm cho mình coi:
– “Điểm cũng cao nè, mà có chuyện gì vậy?”
– “Điểm Văn với điểm Anh văn thấp nên em bị Ba Mẹ la ạ.”
À thì ra là do môn Văn với Anh văn của bé bị giảm so với học kì I. Nhưng các môn mình dạy cho bé đều tiến bộ hẳn lên, nhất là môn Hóa. Học kì trước đó là môn thấp điểm nhất thì học kì này lại là môn bé thi được điểm cao nhất. Mình nói:
– “Có lẽ là do Ba Mẹ chưa thấy được sự cố gắng của em thôi. Nhưng anh thấy được sự cố gắng của em. Bằng chứng là điểm thi của em đã tiến bộ rất nhiều. Cố gắng thật nhiều và khiến ba mẹ tin tưởng em nhé!”
Thấm thoát trôi qua thì cũng đã hết 5 tháng mình đồng hành với bé. Bé thật sự là một học sinh mà mình vô cùng yêu quý và muốn đồng hành thật lâu dài. Nhưng vì một số yếu tố địa lí không cho phép nên mình đành phải dừng lớp lại với bé.
Bữa cuối cùng mình mở hẳn tập cuối của bộ phim “Thảm họa hạt nhân Chernybol” cho bé xem. Sau đó mới tìm thêm nhiều hình ảnh về hàng không vũ trụ NASA cho bé. Cuối cùng là những thí nghiệm, nghiên cứu tại ngôi trường Khoa Học Tự Nhiên mình đang theo học. Tất cả để cho bé thấy được những gì bé học sau này sẽ có thể làm những gì. Trước khi về mình có dặn:
– “Sau này anh không dạy nữa nhưng không có nghĩa là anh không giúp được đâu nhé. Nếu có gì thắc mắc về học tập hay bất cứ chuyện gì thì cứ nhắn với anh. Nhớ là học với ai thì cũng phải cố gắng lên. Còn một năm nữa là chuyển cấp sang cấp 3 rồi đó. Cố lên để còn được đi qua NASA nữa.”
Nếu bé có đọc được bài viết này thì hãy luôn nhớ những gì anh đã từng dạy cho bé. Không thông minh không có nghĩa là thất bại. Thất bại chỉ thực sự đến với những ai ngừng nỗ lực và không biết tiến lên. Phải biết phấn đấu, hi sinh thời gian vui chơi của mình thì em mới có thể đạt được những điều em muốn. Vì cái gì cũng có cái giá của nó, em không bỏ công sức ra thì không bao giờ có thể đạt được kết quả tốt.
Nhờ bé mà mình đã nhận ra được rất nhiều điều. Rằng khi đi dạy không nên chỉ chăm chăm vào kiến thức. Mà hơn hết, mỗi Gia sư cần quan tâm nhiều hơn đếm cảm xúc của trẻ, biết trẻ cần gì và thực hiện điều đó như thế nào. Cám ơn bé đã đồng hành với anh, cho anh nhiều kinh nghiệm quý giá để có thể làm một người truyền lửa tốt hơn. Cảm ơn bé đã cho anh nhiều cơ hội để mài giũa sự kiên nhẫn, sống có trách nhiệm với lời nói của mình và cho anh biết khả năng của mình đến đâu. Anh chúc bé sẽ luôn có được những thành tích tốt hơn trong những năm học tiếp theo để mở ra cánh cửa tương lai tươi sáng của mình nhé!