Dạy con như thế nào để con sử dụng điện thoại đúng cách: Hướng dẫn từ ba mẹ
Hãy dành tình yêu thương và cách nuôi dạy khoa học và đúng đắn cho con của bạn. Bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho những đứa trẻ ở độ tuổi tiểu học, từ 4 đến 10 tuổi.
eTeacher.vn sẽ chia sẻ những cách giúp ba mẹ hướng dẫn con của mình từ bỏ việc sử dụng điện thoại quá nhiều. Đồng thời xây dựng kỹ năng sử dụng điện thoại một cách thông minh, giúp con phát triển khả năng trí tuệ.
-
Trao đổi với trẻ về tần suất sử dụng điện thoại của con
Khi ba mẹ đang nghĩ: tôi bận rộn và có “trăm công nghìn việc” thì thời gian đâu mà ngồi giải thích cho nó từng li từng tí. Thì ba mẹ làm đánh mất tư duy phân biệt đúng sai trong nhận thức của con.
Chúng ta đã sai khi khiến tình trạng con ngày càng nghiện điện thoại. Giờ đây, bạn có ý định lấy đi “đồ vật mà nó luôn ở bên” mà không giải thích sao?!
Thay vào đó, hãy dẫn trẻ đến một nơi riêng tư và nói chuyện với con. Tránh chỉ trích và lên án con trước mặt người khác. Con có thể cảm thấy xấu hổ, tự ti và tổn thương tâm lý. Điều này ảnh hưởng đến sự tự tin và phát triển của con.
-
Giúp con hiểu được những tác hại của việc nghiện điện thoại
Trong cuộc trò chuyện với con, ba mẹ cần chỉ ra những bất ổn trong biểu hiện của con và tác động của nó đến ba mẹ và mọi người xung quanh. Giúp con hiểu rõ hơn về những hậu quả và tác hại của việc sử dụng điện thoại quá mức, đồng thời tạo cho con nhận thức về việc dùng điện thoại đúng mức để không ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập và tương tác xã hội.
Đây là bước quan trọng nhất và là nền móng xây dựng nhận thức sau này của con. Việc nói chuyện và giải thích cho con sẽ giúp khiến con hiểu và hỗ trợ việc hạn chế điện thoại một cách tự nguyện không chống cự với ba mẹ.
-
Dạy con kỹ năng sử dụng điện thoại một cách đúng cách và một số bước khuyên dùng
Đây là một việc quan trọng giúp trẻ phát triển một cách cân bằng và có ý thức về việc sử dụng công nghệ
-
Thiết lập quy định về thời gian sử dụng điện thoại:
Hãy định rõ thời gian con được phép sử dụng điện thoại trong ngày và tuân thủ quy định này. Điều này giúp trẻ biết rõ giới hạn thời gian và tránh việc lạm dụng điện thoại.
Ví dụ, mỗi ngày con chỉ được dùng điện thoại trong 1 tiếng sau khi học bài xong. Phụ huynh cũng có thể tạo sự động viên bằng cách quy đổi việc làm việc nhà hoặc học bài thành thời gian sử dụng điện thoại thêm. Tuy nhiên, chỉ cho con quy đổi tối đa ba lần mỗi ngày và hết thời gian là phải ngừng sử dụng điện thoại ngay lập tức.
-
Giảm thiểu nội dung không lành mạnh xuất hiện:
Hãy cùng con xem xét và lựa chọn các ứng dụng, trò chơi và nội dung phù hợp với độ tuổi và giáo dục của con. Hạn chế trẻ tiếp xúc với các nội dung không lành mạnh và độc hại.
Sử dụng các ứng dụng dành riêng cho trẻ em như Youtube Kids, ABC Kids, Jellies, Netflix For Children, GoNoodle… Những ứng dụng này không chỉ giúp con khám phá thế giới quanh mình một cách thú vị mà còn đảm bảo sự an toàn và bảo vệ của ba mẹ. Ngoài ra, chúng còn cung cấp kiến thức và giáo dục cho con một cách bổ ích.
Trò chơi rèn luyện não bộ lành mạnh như Kids Preschool Puzzle Lite (free), Kids Reading (Preschool) free, Kids Paint Free, Dinosaurs Coloring Book (trả phí)… Đây là những ứng dụng và phần mềm hỗ trợ phát triển trí thông minh, tư duy và kiến thức cho con yêu của bạn.
Cài đặt các ứng dụng khóa chặn quảng cáo không lành mạnh như AdBlock, AdGuard, Ghostery… Giúp bảo vệ con trước những quảng cáo không phù hợp và bảo vệ con khỏi các nội dung có hại.
-
Khuyến khích con sử dụng điện thoại cho mục đích học tập.
Hãy giúp con tìm hiểu và sử dụng các ứng dụng, tài nguyên trực tuyến hỗ trợ việc học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng của con.
-
Hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội một cách an toàn.
Nếu con đã đủ tuổi để sử dụng mạng xã hội( facebook, Instagram,..). Hãy giải thích cho con về những nguy cơ và rủi ro có thể gặp phải. Hãy khuyến khích con bảo mật thông tin cá nhân và hạn chế chia sẻ thông tin quá riêng tư.
-
Hướng dẫn con cách quản lý thời gian và năng lượng.
Hãy dạy con cách tự kiểm soát việc sử dụng điện thoại để không ảnh hưởng đến việc học tập, hoạt động ngoại khoá và giấc ngủ của con. Dạy con phương pháp sắp xếp công việc ưu tiên, sử dụng to-do-list, sử dụng ứng dụng Pomodoro,….
-
Theo dõi hoạt động của con.
Hãy theo dõi và đánh giá hoạt động sử dụng điện thoại của con để có thể hỗ trợ và định hướng thích hợp.
Ứng dụng quản lý trẻ em hiệu quả như Net Nanny, Norton Family Premier, Kaspersky Safe Kids, Qustodio… Sử dụng các ứng dụng này, phụ huynh có thể theo dõi hoạt động của con trên điện thoại và máy tính, đồng thời đặt ra những giới hạn để trẻ không tiếp xúc với những trang web và ứng dụng không lành mạnh
-
Hành động cùng con
Hành động cùng con cho thấy ba mẹ cũng sẵn lòng thực hiện những thay đổi về việc sử dụng điện thoại để làm gương mẫu cho con. Khi con ở nhà, ba mẹ yêu cầu ông bà, cô chú và bản thân mình giấu hết điện thoại đi, không ai sử dụng smartphone trước mặt con.
Con sẽ dễ dàng học hỏi và chấp nhận khi thấy gia đình cũng tận dụng thời gian hiệu quả và không chăm chăm vào điện thoại.
Hành động cùng con giúp ba mẹ quan sát và hiểu rõ hơn về thái độ và phản ứng của con trong quá trình cai nghiện. Điều này giúp ba mẹ điều chỉnh phương pháp hỗ trợ phù hợp và tăng cường sự hiểu biết về tình trạng của con.
Nếu công việc của bạn là làm việc nhiều trên điện thoại. Hãy phân biệt cho con biết lúc nào ba mẹ dùng điện thoại để làm việc và lúc nào để giải trí.
-
Tạo môi trường cho trẻ có những hoạt động lành mạnh khác thay thế
Để giúp con thoát khỏi nghiện điện thoại và phát triển toàn diện, ba mẹ có thể đồng hành và khuyến khích con tham gia vào nhiều hoạt động rèn luyện sức khỏe và tinh thần khác nhau. Ngoài việc hạn chế sử dụng điện thoại, việc tham gia các hoạt động ngoài trời và ngoại khóa sẽ giúp con phát huy tiềm năng toàn diện.
Một số gợi ý cho con tham gia các hoạt động ngoài trời như chơi bóng rổ, bóng đá, cầu lông, chạy bộ sẽ giúp con rèn luyện thể chất, phát triển kỹ năng giao tiếp và tinh thần đồng đội. Ngoài ra, con cũng có thể tham gia các lớp nghệ thuật như đàn piano, đàn guitar hay múa ba-lê để phát triển sự sáng tạo và tư duy nghệ thuật.
Không chỉ tại ngoài trường, ba mẹ cũng có thể tạo ra những trò chơi thú vị ở nhà cho con, như trò trốn tìm, đồng hồ ma, đuổi nhau, hay cá sấu lên bờ, để con có thời gian vui chơi và hòa mình vào sự sáng tạo và khám phá. Bên cạnh đó, tham gia các buổi workshop offline như làm đồ thủ công, nghệ thuật,…. sẽ giúp con học hỏi và phát triển nhiều kỹ năng mới.
-
Khen thưởng con nếu con bắt đầu dấu hiệu tích cực
Ba mẹ cũng đừng tiếc lời khen với con. Khi thấy trẻ làm tốt điều gì đó, phụ huynh hãy đến tận nơi, vừa nhìn vào mắt trẻ vừa khen một cách cụ thể, khen xong có động chạm như ôm hoặc vỗ vai con. Như vậy, trẻ sẽ được khuyến khích lặp lại những hành động tốt ấy.
Khen thưởng là cách thể hiện sự quan tâm, yêu thương và tin tưởng của ba mẹ đối với con. Khi con nhận được sự khen ngợi và thấy mình được đánh giá cao. Con sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc và tự tin hơn trước.
kết
Hướng dẫn con sử dụng điện thoại đúng cách là một quá trình dài hơi và đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết. Ba mẹ là người đồng hành quan trọng trong việc giúp con phát triển một mối quan hệ lành mạnh với công nghệ điện thoại di động.