Ngoài việc nuôi dạy con khôn lớn thì sự nghiệp học hành của trẻ cũng luôn là vấn đề quan trọng mà bậc cha mẹ nào cũng quan tâm, lo lắng. Việc học tập rất quan trọng đối với trẻ, ba mẹ nên trang bị cho con những kiến thức và kỹ năng tốt nhất trên con đường trưởng thành.
Khi trẻ lớn hơn, chúng có trách nhiệm hoàn thành bài tập về nhà cũng như công việc học tập của mình. Nhưng không phải trẻ nào cũng có khả năng tự mình tạo động lực học tập. Các bậc cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ và thúc đẩy trẻ học tập. Cùng eTeacher tìm hiểu cách dạy con học giỏi hiệu quả sau đây nhé!
1. Xác định phương pháp học tốt nhất với trẻ.
Để con học hiệu quả và tốt hơn phụ huynh cần tìm ra những phương pháp phù hợp nhất đối với trẻ. Để làm được điều này ba mẹ cần cho con thử nhiều phương pháp học khác nhau rồi cân nhắc xem cách nào là hiệu quả nhất.
Có bảy phong cách học cơ bản: Trực quan, âm thanh, bằng lời nói, thể chất, logic (toán học), xã hội và cá nhân. Ví dụ, đối với những đứa trẻ học tập qua thính giác ba mẹ nên cho con nghe các bài thuyết trình hoặc học thông qua âm nhạc. Đối với trẻ nhỏ, việc khám phá và sử dụng các kiểu học khác nhau sẽ rất hữu ích.
Đồng thời ba mẹ hãy quan sát con khi bé học tập. Thử xem bé học tốt hơn khi được ngồi một mình trong phòng yên tĩnh hay khi ngồi học cùng anh/ chị/ em khác trong nhà. Ngoài ra, nên dạy con nghiên cứu và học tập theo các bước, ví dụ như: Học theo sơ đồ tư duy và biểu đồ, tóm tắt bài học theo cách riêng của bé, tập cách ghi chú những điều quan trọng khi học,…
2. Khuyến khích trẻ đọc sách nhiều hơn.
Văn hoá đọc sách đang rất phát triển, và là chìa khóa hữu ích trong học tập đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Việc được tiếp xúc với sách và hình thành thói quen đọc sách đem lại các hiệu quả vô cùng tuyệt vời, đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ phong phú hơn mà còn giúp não bộ của trẻ học cách xử lý thông tin một cách nhạy bén hơn.
Muốn con học rộng và hiểu sâu hơn thì việc đọc sách là rất quan trọng, ba mẹ nên chú trọng đầu tư về sách vở cho bé, có thể chọn các đầu sách tham khảo hay những sách có chủ đề gần gũi với lứa tuổi các con. Đọc sách không chỉ mang đến niềm vui mà còn giúp bé tăng được khả năng ghi nhớ, cung cấp cho con thêm nhiều kiến thức hữu ích để trẻ có thể áp dụng vào thực tiễn.
Cha mẹ nên dành thời gian để đọc sách cùng con mỗi ngày, thậm chí là nhiều lần trong ngày để tạo được thói quen đọc sách cho trẻ. Nên cho trẻ tự lựa chọn và thật sự cảm thấy yêu thích cuốn sách và mong muốn được nó.
3. Rèn luyện thói quen ghi chép đầy đủ trong lúc học.
Ghi chép bài trên lớp một cách đầy đủ và thường xuyên chắc chắn không phải là điều dễ dàng đối với các bé đang ở lứa tuổi ham chơi. Cha mẹ cần quan tâm và giúp trẻ rèn luyện tính ghi chép cẩn thận và đầy đủ ngay từ thuở nhỏ.
Ghi chép bài trên lớp là một thói quen tốt giúp trẻ nhớ một cách tốt hơn, đồng thời giúp trẻ nắm được những điểm khó, điểm quan trọng của bài học, lại có lợi cho việc lưu giữ tư liệu thuận lợi cho ôn thi hay nâng cao khả năng phân tích tổng hợp. Tuy nhiên, rất nhiều trẻ vì mải chơi và lười mà không ghi chép bài học trên lớp. Các bậc phụ huynh, khi biết trẻ không ghi chép bài thì ngoài việc nhờ thầy cô nhắc nhở trẻ trên lớp thì bản thân bạn cũng cần rèn cho trẻ thói quen ghi chép ở nhà.
Cha mẹ có thể dạy con ghi chép có chủ điểm, rõ ràng và rành mạch, khi học nên nắm bắt những ý chính, quan trọng và ghi ngắn gọn đủ ý. Bạn phải thường xuyên kiểm tra vở ghi của con, khi xem các vở ghi chép của con, bạn nên chú ý tới cả nội dung và cả hình thức ghi chép của trẻ. Rất nhiều phụ huynh cho rằng hình thức ghi chỉ là thể hiện bề ngoài, không đáng quan tâm. Thực ra việc ghi chép ngay ngắn không chỉ khiến người đọc dễ chịu, đọc nhanh hơn mà nó còn rèn cho trẻ tính cẩn thận, tỉ mỉ khi làm việc.
4. Không la mắng, trách phạt con.
Thực tế cho thấy nhiều phụ huynh sẽ la mắng, dọa nạt con em mình khi chúng có dấu hiệu lười học hay bị điểm thấp, điều này sẽ khiến con của bạn trở nên nhút nhát, tự ti và còn làm chúng cảm thấy chán nản với việc học tập. Thậm chí có nhiều phụ huynh còn đánh đòn trẻ mà không biết rằng việc này sẽ để lại hệ luỵ lâu dài ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
Đồng thời ba mẹ nên công nhận cũng như khích lệ khi con trẻ đạt được những thành tựu dù là lớn hay nhỏ. Điều này rất quan trọng đối với trẻ đặc biệt là ở độ tuổi tiểu học, điều này sẽ giúp con bạn cảm thấy được khích lệ, động viên từ đó giữ cho chúng có động lực học tập và nỗ lực để hoàn thành tốt hơn. Ngoài ra ba mẹ cũng nên ủng hộ những tài năng của con để con của bạn có thể phát triển một cách toàn diện nhất. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những trẻ được khen ngợi vì cố gắng học tập sẽ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và tập trung học tập tốt hơn so với những trẻ chỉ được khen là thông minh.
5. Tuyệt đối không làm bài hộ con.
Nhiều cha mẹ vì thiếu kiên nhẫn trong việc giảng bài cho con nên đọc luôn đáp án cho trẻ. Nên nhớ rằng bạn không thể theo và làm hộ con mọi thứ mãi. Nếu trẻ không hiểu được những gì cha mẹ giảng giải, tốt nhất bạn nên nói chậm và dùng từ ngữ đơn giản, hay những ví dụ thực tế dễ hiểu để con tiếp thu dễ dàng hơn. Quan trọng hơn, hãy để con tự hoàn thành bài tập và chỉ hỗ trợ khi trẻ thực sự gặp “bế tắc”.
Làm sao để học giỏi cũng là thắc mắc của bé, bạn có thể cùng con trả lời câu hỏi này bằng cách đừng ngần ngại nhờ vả sự giúp đỡ của các thầy cô giáo ở trường, vì chính họ mới là người biết rõ năng lực của con bạn. Hãy thẳng thắn trao đổi những khó khăn khi học cùng con tại nhà để từ đó tìm ra cách học giỏi tốt nhất cho con.
6. Luôn học cùng con.
So với việc học tập trên lớp, học thêm ngoài giờ thì việc cha mẹ hỗ trợ con tự học ở nhà sẽ giúp trẻ thấy thoải mái, dễ trao đổi và tiếp thu môn toán tốt hơn, bởi có thể thời gian học trên lớp có hạn và có những vấn đề trẻ vẫn còn sợ sệt, rụt rè không dám hỏi trực tiếp giáo viên. Cha mẹ luôn bên cạnh con trong học tập sẽ là động lực giúp trẻ học tập chăm chỉ hơn, không chỉ là môn toán.
Đồng thời học cùng con cũng là cách để bố mẹ nắm bắt được tình hình học tập của con, biết năng lực của con đến đâu và có hướng giáo dục phù hợp với tình hình học tập của con hiện tại.
KẾT: Mong rằng những chia sẻ vừa rồi từ eTeacher đã giúp quý phụ huynh có thêm những cách dạy con học giỏi, hiệu quả hơn. Trong mọi trường hợp, cha mẹ nên kiên nhẫn và chọn cách ứng xử phù hợp để con có thể phát triển một cách toàn diện nhất và tránh làm tổn thương trẻ nhé!