5 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Khi các mùa trong năm thay đổi thất thường, trẻ em với sức đề kháng còn yếu sẽ dễ mắc các loại bệnh, đặc biệt là các bệnh về hô hấp. Vậy, ba mẹ làm thế nào để biết được bệnh của trẻ và cách phòng chống? Hãy cùng eTeacher tìm hiểu về 5 bệnh thường gặp ở trẻ khi giao mùa và cách phòng bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
- 5 BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ KHI GIAO MÙA
Xin chào mọi người! Hôm nay, Tím sẽ kể cho mọi người nghe về tình trạng sức khỏe của bản thân Tím mỗi khi giao mùa để mọi người không chủ quan và biết cách phòng bệnh tốt hơn qua câu chuyện của Tím nhé!
Tím là một người rất năng động và tò mò, luôn muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Những mỗi lần giao mùa hay thời tiết thay đổi đột ngột thì Tím lại cảm thấy bản thân mình dễ bị ốm đau hơn, nhạy cảm hơn với môi trường xung quanh. Có một năm, khi thời tiết chỉ mới bắt đầu chuyển đông, Tím đã phải đối mặt với một loạt các vấn đề sức khỏe không mong muốn.
Ban đầu, Tím cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường, cảm giác như có thể đang chuẩn bị một cuộc chiến nội bộ. Cơ thể Tím bị sốt và ho liên tục, làm suy giảm sức khỏe của Tím rất nhiều.
Nhưng không dừng lại ở đó, vấn đề sức khỏe của mình còn trở nên phức tạp hơn khi các triệu chứng của viêm phế quản bắt đầu xuất hiện. Việc hít thở trở nên khó khăn, cơ thể thường xuyên cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Tím phải đối mặt với những đêm thức trắng vì khó thở và ho khan.
Đặc biệt, vào lúc giữa đêm Tím cảm thấy cơ thể rất mệt, thở rất khó khăn. Gia đình đã nhanh chóng đưa Tím đến bệnh viện cấp cứu. Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành làm các xét nghiệm và chẩn đoán. Kết quả đó là Tím bị viêm đường hô hấp do trong thời điểm giao mùa nhưng chủ quan dẫn đến nghiêm trọng hơn đó là viêm phổi. Đây như là một cú sốc đối với Tím, bởi Tím nghĩ triệu chứng này đơn thuần chỉ bị cảm nhẹ do giao mùa.
Đó là một khoảng thời gian khó khăn và đầy thách thức vì chúng ảnh hưởng đến thời gian và công việc của Tím. Nhưng qua đó Tím đã học được rất nhiều điều về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Và Tím đã học được cách phòng tránh bệnh khi giao mùa sẽ làm như thế nào!
Vì vậy, qua câu chuyện này Tím muốn chia sẻ đến quý phụ huynh các bệnh mà thường xuyên xuất hiện khi giao mùa cũng như là cách phòng tránh để ba mẹ có thêm nhiều thông tin để bảo vệ sức khỏe của con mình.
1.1 Cảm cúm
Thời tiết ẩm thấp, mưa gió rất dễ khiến trẻ em bị nhiễm lạnh. Đây là những bệnh do virus Influenza A và Influenza B gây ra và rất dễ lây lan từ người này sang người khác khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Khi trẻ mắc bệnh này, nhiệt độ cơ thể trẻ sẽ tăng đột ngột, thường cao hơn 38 độ C, viêm họng, ho. Cơ thể mệt mỏi, khó chịu gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Cảm cúm thường không gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, ở một số trường hợp nó có thể dẫn đến biến chứng và làm suy yếu sức khỏe.
1.2 Viêm đường hô hấp
Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp nhất ở trẻ nhỏ do hệ thống miễn dịch còn non, yếu nên dễ bị mắc phải. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa và đặc biệt là thời tiết thay đổi thất thường. Viêm đường hô hấp ở trên trẻ có nhiều tên gọi khác nhau, tùy thuốc vào cơ quan bị nhiễm trùng như: viêm amidan, viêm họng, viêm thanh quản,… Biểu hiện của viêm đường hô hấp ở trẻ rất đa dạng như: sốt, ho, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, khàn tiếng,…
1.3 Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời, có nguồn gốc từ muỗi vằn. Vì vậy, vào những ngày thời tiết mưa, ẩm thấp là điều kiện thuận lợi xuất hiện loài muỗi này khiến cho trẻ mắc bệnh. Bệnh này sẽ lây truyền từ người này sang người khác do muỗi vằn mang virus từ một người mắc bệnh chích sang người khác. Vì vậy, khi ba mẹ thấy trẻ có dấu hiệu sốt kèm các triệu chứng ho, nghẹt mũi,… nên cho trẻ đi thăm khám ngay.
1.4 Bệnh quai bị
Vào mùa đông, thời tiết chuyển lạnh, trẻ em rất dễ mắc phải bệnh quai bị. Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus mups gây ra. Thường lây lan qua ho hay tiếp xúc khác với nước bọt từ người này bị nhiễm sang người khác. Tỷ lệ tử vong thường rất thấp, tuy nhiên có những biến chứng nặng như: viêm não, viêm màng não,… Biểu hiện dễ nhận thấy nhất ở bệnh này là sưng đau má, cổ hoặc hàm. Ngoài ra, cơ thể sẽ sốt cao, mỏi và đau cơ,…
1.5 Tiêu chảy
Tiêu chảy hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiêu hóa là bệnh xảy ra rất phổ biến ở trẻ vào thời điểm giao mùa. Bệnh bắt đầu với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy kèm theo nôn. Nếu kéo dài trong một thời gian sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ, nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.
- CÁCH PHÒNG BỆNH
Khi giao mùa trẻ em thường dễ bị ảnh hưởng bởi các bệnh về đường hô hấp hay cảm cúm,… Dưới đây là một số cách mà ba mẹ có thể áp dụng để giúp phòng tránh cho trẻ trong giai đoạn giao mùa:
2.1 Tiêm phòng cho trẻ
Có một số bệnh như: quai bị, cảm cúm,… có thể ngăn ngừa bằng việc tiêm ngừa định kỳ và hiệu quả của biện pháp tiêm ngừa đạt đến 95-96%. Vì vậy, các biện pháp tiêm ngừa định kỳ là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa nhiều loại bệnh nguy hiểm cho trẻ.
2.2 Giữ cho môi trường sạch sẽ
- Thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nhà cửa bằng các loại dung dịch phù hợp để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn.
- Loại bỏ rác, chất thải đúng nơi quy đinh định để thiểu ô nhiễm môi trường.
- Dọn dẹp xung quanh nhà cửa thoáng mát, tránh để um tùm cho các ký sinh trùng sinh sống
2.3 Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
- Cần xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý, tích cực để hạn chế mắc các bệnh vào thời điểm giao mùa:
- Tập thói quen cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, đeo khẩu trang trang khi đi ra đường để giảm nguy cơ nhiễm trùng và hít phải khói bụi, phấn hoa do thay đổi thời tiết lúc giao mùa.
- Vận động, tập thể dục, thể thao thường xuyên để giúp cải thiện lưu thông máu và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Giúp chống lại virus và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giao mùa, ốm đau hoặc sốt.
- Cho bé ngủ đúng giờ và đúng giấc để tăng cường sức đề kháng.
2.4 Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho bé là việc điều rất quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng cho bé. Dưới đây là một số gợi ý ba mẹ có thể tham khảo:
- Bổ sung cho bé nhiều loại trái cây, rau củ thịt, cá, trứng, sữa,… để tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế cho bé ăn đồ ăn chứa nhiều đường và chất béo cũng như là các sản phẩm chế biến sẵn.
- Đặc biệt, giúp bé uống đủ nước để loại bỏ các độc tố và các chất nhầy ra khỏi cơ thể. Đồng thời giữ cho cổ họng luôn ẩm, hạn chế cơ hội cho vi khuẩn gây bệnh bám vào.
2.5 Giữ ấm cơ thể
Ba mẹ nhớ giữ ấm cơ thể cho bé, đặc biệt là mùa đông. Đảm bảo mặc đủ lớp quần áo cho bé khi đi ra đường. Đội nón để giữ ấm đầu và ngăn gió thổi vào.
- KẾT LUẬN
Trên đây là một số bệnh giao mùa phổ biến ở trẻ mà eTeacher đã chia sẻ đến ba mẹ. Vì vậy, ba mẹ cần phải đặc biệt lưu ý, khi trẻ có dấu hiệu bệnh, ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện thăm khám để điều trị kịp thời. Ngoài ra, ba mẹ có thể tham khảo thêm bài viết hữu ích dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Cách bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào mùa mưa
Chăm sóc sức khỏe mùa thi cử: 10 tips từ eTeacher
Meta: Khi các mùa trong năm thay đổi thất thường, đặc biệt từ đông chuyển sang mùa xuân hoặc từ mùa hè chuyển sang mùa thu. Điều kiện này kết hợp với sức đề kháng của trẻ em còn yếu sẽ dễ gây ra các loại bệnh cho trẻ như: cảm cúm, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết, quai bị, tiêu chảy.