3 điều mà con cái thường xuyên hiểu lầm cha mẹ

Điều gì khiến con cái càng ngày càng xa cách với ba mẹ? Chính là những sự hiểu lầm.

Ba mẹ luôn nghĩ rằng những điều ba mẹ làm là tốt cho con và con sẽ hiểu ý tốt của ba mẹ. Thế nhưng, đây là một suy nghĩ sai lầm mà nhiều ba mẹ mắc phải. Con cái không thể hiểu được suy nghĩ của ba mẹ. Đôi khi những hành động của ba mẹ có thể khiến con hiểu lầm và xa cách hơn với ba mẹ.

Hãy cùng eTeacher.vn tìm hiểu về 3 hiểu lầm thường gặp giữa con cái và ba mẹ nhé!

Đôi khi nỗi lo lắng của ba mẹ khiến con hiểu lầm

Việc thể hiện tình yêu thương của ba mẹ qua lời nói và hành động đôi khi khiến con cái hiểu lầm. Điều này có thể gây ra những hậu quả không mong muốn cho sự phát triển tâm lý và cảm xúc của con. Con có thể cảm thấy không được thấu hiểu và dần trở nên xa cách với ba mẹ hơn.

Con cũng có thể nghi ngờ sự quan tâm của ba mẹ và những suy nghĩ tiêu cực như: “Ba mẹ không hiểu con cần gì”, “Ba mẹ chỉ quan tâm đến thành tích” hay “Ba mẹ không thương con”. Những suy nghĩ này có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ba mẹ và con.

Ba mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của con

Khi liên tục bị ba mẹ hỏi về thành tích hay so sánh với “con nhà người ta”, con có thể hiểu lầm rằng “ba mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của con”. Việc so sánh và đặt nặng vào thành tích có thể làm con cảm thấy bị áp lực, buồn bã khi không đạt được kết quả cao.

Điều này có thể làm giảm tự tin và sự hứng thú của con đối với học tập và các hoạt động khác. Đặc biệt là khi ba mẹ liên tục so sánh điểm số của con với bạn bè, con có thể nghĩ rằng ba mẹ không quan tâm đến cảm xúc của con. 

Giải pháp:

Để giải quyết hiểu lầm này, ba mẹ nên nói chuyện thẳng thắn cùng con và cho con biết rằng mục tiêu của việc so sánh không phải là để đánh giá hay chỉ trích con. Ba mẹ làm vậy là vì muốn tạo động lực để con cố gắng hơn nữa. Tuy nhiên, khi con đã có suy nghĩ như vậy, ba mẹ cần phải thay đổi và tránh lặp lại những lời so sánh khiến con buồn. 

Khi muốn biết về thành tích hay quá trình học tập của con, ba mẹ hãy hành động một cách khéo léo. Ba mẹ có thể hỏi con bằng một thái độ nhẹ nhàng, thay vì “Bài kiểm tra giữa kỳ con được bao nhiêu điểm?” hãy nói với con rằng: “Bài kiểm tra giữa kỳ vừa rồi con làm được không, có thể kể mẹ nghe không?”. Việc tiếp cận con một cách nhẹ nhàng sẽ giúp con giảm bớt rất nhiều áp lực và sẵn sàng chia sẻ với ba mẹ. 

Hãy luôn nhắc nhở con rằng ba mẹ luôn yêu thương con và việc nhắc về thành tích chỉ là một cách quan tâm con. Đồng thời, ba mẹ hãy thể hiện sự tôn trọng, ủng hộ và động viên dựa trên mục tiêu cá nhân của con, chứ không chỉ dựa trên thành tích. 

Ba mẹ không nên chỉ chú trọng vào kết quả cuối cùng, mà phải công nhận quá trình học tập, nỗ lực và tiến bộ của con. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn, áp lực và mong muốn của con để có thể đồng hành và hỗ trợ con khi cần.

Ba mẹ không hiểu con 

Việc giao tiếp không hiệu quả hay khoảng cách tuổi tác quá lớn có thể khiến con nghĩ rằng “ba mẹ không hiểu con”. Con có thể cảm thấy bị bỏ rơi, bất lực và tức giận. Con sẽ nghĩ rằng ba mẹ không quan tâm đến con, không lắng nghe con và không tôn trọng con. 

Giải pháp:

Trong lúc này, ba mẹ hãy dành thời gian trò chuyện với con một cách chân thành. Hãy cho con được tự do bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc và nhu cầu của mình. Ba mẹ nên lắng nghe con và tôn trọng những quan điểm của con. Điều này sẽ giúp con cảm thấy thoải mái hơn và gần gũi hơn với ba mẹ.

Ngoài ra, khi ba mẹ nhận thấy con có những suy nghĩ hay hành động chưa đúng. Thay vì la mắng, phê bình hay phản đối con, ba mẹ hãy kiên nhẫn giải thích tại sao con không nên làm như vậy. Khi con hiểu được lý do tại sao ba mẹ lại không đồng tình với con một cách thích đáng, con sẽ cảm thấy thuyết phục hơn và nghe lời ba mẹ hơn.

Ba mẹ không thương con

Việc ba mẹ quá bận, không dành nhiều thời gian cho con có thể khiến con nghĩ rằng “Ba mẹ không thương con”. Trong quá trình lớn lên của con, sự đồng hành của ba mẹ vô cùng quan trọng. Ba mẹ thường bận vì nhiều nỗi lo cho gia đình và điều đó vô tình đẩy ba mẹ ra xa với con hơn.

Việc giao tiếp rất quan trọng trong việc duy trì tình cảm và sự thân thiết giữa ba mẹ và con cái. Sự thờ ơ, phớt lờ những câu hỏi vô tư của con sẽ khiến con cảm thấy dường như ba mẹ không thương con và không hiểu con. 

Giải pháp:

Do đó, dù bận đến đâu, ba mẹ cũng nên dành thời gian cho con. Hành động này không tốn quá nhiều thời gian như ba mẹ nghĩ. Đó có thể là một câu hỏi thăm, một câu trêu đùa, sự phản ứng tích cực với những câu hỏi hay trò đùa của con. Một hành động cùng đơn giản nhưng hiệu quả mang lại vô cùng to lớn. 

Ngoài ra, ba mẹ nên duy trì những hoạt động gia đình để con cảm nhận được tình yêu thương và gần gũi hơn với ba mẹ. Một bữa ăn cơm, xem tivi cùng nhau hay cùng đi siêu thị vào cuối tuần cũng giúp ba mẹ gắn kết hơn với con. 

Điều ba mẹ cần làm là gì?

Để tránh lặp lại hoặc vô tình tạo ra những hiểu lầm tai hại khác, ba mẹ cần dành thời gian và thể hiện tình cảm đối với con. Điều quan trọng là không chỉ dựa vào lời nói nhẹ nhàng mà còn phải thể hiện qua hành động tinh tế. Hãy dành thời gian chơi cùng con, lắng nghe và chia sẻ những câu chuyện của con, cũng con tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Bằng cách này, con sẽ cảm nhận được tình yêu từ ba mẹ. 

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần tạo một môi trường tích cực cho con để tự do thể hiện cảm xúc và ý kiến của mình. Càng không hiểu nhau càng dễ xảy ra hiểu lầm. Hãy ắng nghe con và chấp nhận ý kiến của con là một cách chân thành để con cảm thấy yêu thương và được tôn trọng. Đừng bỏ qua những cảm xúc của con chỉ vì chúng không phù hợp với quan điểm của ba mẹ. Hãy nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu bằng kinh nghiệm và những trải nghiệm của mình. Khi ba mẹ học được cách kiên nhẫn, con cũng sẽ học được cách cảm thông.

Tổng kết

Ba mẹ thường mong muốn những điều tốt nhất cho con nhưng đôi khi những hành động của ba mẹ lại khiến con hiểu lầm ý, nghĩ sai hướng. Việc nuôi dạy con là cả một hành trình mới mẻ của sự cố gắng không ngừng của ba mẹ. Mặc dù có nhiều trải nghiệm hơn, tuổi đời lớn hơn nhưng điều đó không có nghĩa ba mẹ không phải lúc nào cũng đúng.  

Khi con sai, hãy kiên nhẫn giải thích. Khi ba mẹ muốn con làm theo ý mình, hãy cố gắng thuyết phục con. Khi ba mẹ muốn con nghe lời, hãy tôn trọng ý kiến của con trước. Mỗi biểu hiện cảm xúc của con đều là hệ quả của hành động của ba mẹ. Hãy nhớ rằng mối quan hệ gia đình là một quá trình liên tục tìm hiểu và thấu hiểu lẫn nhau. Vậy nên, eTeacher.vn mong rằng ba mẹ sẽ cố gắng nhiều hơn trong việc lắng nghe và hiểu về nhu cầu và cảm xúc của con. 

Xem thêm tại: https://www.facebook.com/eteachervietnam

Call Now Button