3 Bí quyết đơn giản giúp bạn dễ dàng định hướng nghề nghiệp bản thân
Bạn đang mông lung không biết mình thích công việc gì và không biết bắt đầu định hướng nghề nghiệp bản thân từ đâu. Khám phá ngay 3 bí quyết đơn giản giúp bạn xác định công việc phù hợp và vạch ra hướng đi đúng đắn cho bản thân!
Bạn đã bao giờ thay đổi lựa chọn công việc yêu thích hết lần này đến lần khác chưa? Bạn đã từng rơi vào tình trạng mơ hồ về tương lai bởi không biết mình thích gì. Hay thậm chí bạn đã xác định công việc mình yêu thích nhưng không biết bản thân có phù hợp không. Nếu bạn đã hoặc đang rơi vào trường hợp tương tự thì xin chúc mừng, bài viết này dành cho bạn. Hãy cùng eTeacher.vn tìm hiểu ngay 3 bí quyết giúp bạn định hướng nghề nghiệp bản thân một cách dễ dàng và chính xác!
-
Tìm hiểu bản thân
Để có thể định hướng nghề nghiệp bản thân một cách chính xác, bạn cần phải hiểu bản thân muốn gì, phù hợp với nghề gì và có khả năng làm công việc đó hay không. Bạn hãy khám phá bản thân, tìm ra những điểm mạnh của bản thân. Bạn sẽ tìm ra công việc phù hợp với những tiềm năng đó. Sau đó, bạn cần xác định rằng liệu bạn có thể đi đường dài với công việc đó hay không.
Bạn có thể tìm hiểu bản thân trong quá trình định hướng nghề nghiệp bằng cách tự trả lời những câu hỏi sau:
- Đam mê của bạn là gì?
- Bạn thực sự có khả năng và làm tốt những việc gì?
- Hình mẫu lý tưởng mà bạn mong muốn bản thân trở thành là gì?
- Công việc bạn yêu thích là gì?
- Công việc bạn yêu thích có phù hợp với năng lực, sở thích, tính cách và hoàn cảnh gia đình của bạn không?
- Bạn cần bổ sung những kiến thức và kỹ năng gì để theo đuổi công việc của mình?
- Bạn sẽ trau dồi kiến thức và kỹ năng như thế nào? Kế hoạch của bạn là gì?
- Bạn sẽ không nản lòng với lựa chọn của mình chứ?
Hãy trả lời hết những câu hỏi này. Tốt hơn hết bạn nên ghi ra giấy và trả lời một cách chân thành nhất. Sau khi bạn trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết bản thân bạn muốn gì, cần gì và phù hợp với cái gì.
Một cách khác để bạn có thể hiểu rõ về bản thân và tìm ra công việc phù hợp đó là tham gia các lớp học ngoại khoá, các khoá học về lĩnh vực bạn quan tâm. Khi càng tìm hiểu sâu về kiến thức nào đó, bạn càng cảm thấy hứng thú hơn, điều này có nghĩa là bạn thực sự yêu thích và muốn chinh phục công việc bạn chọn.
Bạn cũng có thể tham gia các dự án thiện nguyện, dự án cộng đồng, dự án phi lợi nhuận. Điều này sẽ giúp bạn có trải nghiệm thực tế về công việc mà mình quan tâm. Bạn cũng sẽ có cơ hội biết thêm về những công việc khác mà mình chưa được tiếp xúc. Bạn sẽ tìm ra công việc phù hợp với bản thân qua quá trình này. Đồng thời, bạn cũng sẽ mở rộng mối quan hệ với những người có cùng mục tiêu. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng tâm sự và trao đổi với những người bạn mới. Những người bạn này có thể giúp đỡ bạn, đồng hành cùng bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp của bạn.
-
Lập danh sách
Bạn cần lập danh sách về những gì mình muốn để xác định công việc phù hợp với bản thân trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Bạn cần lập hai danh sách:
- Danh sách công việc phù hợp với sở thích, tính cách, năng lực, sự phát triển và hoàn cảnh gia đình: Ở danh sách này, bạn hãy liệt kê những công việc mình yêu thích và muốn làm trong tương lai. Sau đó, hãy tích vào những tiêu chí mà công việc đó đạt được.
Ví dụ như: Bạn muốn trở thành bác sĩ -> Công việc này đáp ứng tiêu chí sở thích, tính cách, sự phát triển và hoàn cảnh gia đình nhưng không đáp ứng yếu tố năng lực vì bạn còn yếu những môn tự nhiên.
Bạn muốn trở thành ca sĩ -> Công việc này đáp ứng tiêu chí sở thích nhưng không đáp ứng những tiêu chí còn lại. Sau khi bạn lập danh sách tiêu chí và có những công việc tương ứng. Bạn sẽ biết được mình thực sự phù hợp với công việc nào.
- Danh sách các yếu tố mong muốn trong công việc: Công việc lý tưởng mà bạn mong muốn sẽ có những yếu tố gì. Bạn muốn làm trong công ty lớn, đồng nghiệp thân thiện, có nhiều hoạt động kết nối, có lộ trình thăng tiến cụ thể, có tổ chức lớp training cho nhân viên,… Hãy liệt kê tất cả những yếu tố lý tưởng trong công việc mà bạn mong muốn. Sau đó, hãy cân nhắc xem công việc nào vừa phù hợp với bạn và những tiêu chí trên. Những tiêu chí này cũng sẽ giúp bạn tìm được doanh nghiệp phù hợp với bạn trong tương lai.
-
Tìm hiểu cơ hội việc làm và sự thăng tiến
Thị trường lao động thường xuyên thay đổi. Hai minh chứng rõ ràng nhất bạn có thể thấy đó là sự thay đổi của cơ hội việc làm sau dịch Covid hay sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Chính vì vậy, trong quá trình định hướng nghề nghiệp bản thân, bạn nên thường xuyên theo dõi sự biến động của ngành nghề mình lựa chọn. Bạn hãy tìm kiếm cơ hội việc làm của công việc đó và những yêu cầu tuyển dụng ngày nay đối với công việc đó như thế nào. Điều này giúp bạn biết mình còn thiếu sót những kiến thức và kỹ năng gì. Việc định hướng nghề nghiệp bản thân diễn ra càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để trau dồi các kiến thức và kỹ năng. Từ đó, bạn sẽ xây dựng được hành trang vững chắc trong tương lai sự nghiệp của mình.
Một điều quan trọng nữa đó là bạn nên tìm hiểu cơ hội thăng tiến của công việc mà mình đã lựa chọn. Đây là điều cần thiết tuy nhiên nhiều học sinh, sinh viên thường không để tâm nhiều. Bởi các bạn chỉ nghĩ đến mục tiêu ngắn hạn là sau này ra trường mình sẽ cần tìm công việc gì, vị trí gì. Các bạn ít khi quan tâm hay thậm chí là không tìm hiểu về khả năng phát triển của mình ở vị trí đó. Tuy nhiên, việc tìm hiểu cơ hội phát triển và thăng tiến từ sớm sẽ giúp bạn lập ra được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho bản thân. Bạn sẽ biết được mình cần cố gắng như thế nào ở mỗi mốc thời gian. Từ đó, bạn sẽ có động lực để đạt được những mục tiêu đó.
Việc lập ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cũng giúp bạn xác định hướng đi của mình một cách cụ thể và rõ ràng hơn. Bạn sẽ biết được mình có phát triển hơn từng ngày hay không. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết mình có theo kịp với những lứa nhân sự nhỏ tuổi hơn mình hay không. Không những thế, nếu bạn là người biết đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho tương lai, bạn sẽ trở nên nổi bật và chiếm nhiều ưu thế hơn trong công việc của mình.
Kết luận
Tóm lại, định hướng nghề nghiệp là một hành trình dài đòi hỏi bạn phải thực sự nghiêm túc và kiên nhẫn với nó. Quá trình này không chỉ đơn giản là việc “chọn nghề” mà là một hành trình tìm hiểu, khám phá bản thân để tìm ra công việc phù hợp. Bằng những phương pháp trên:
- Tìm hiểu bản thân bằng câu hỏi, lớp học ngoại khoá, khoá học, dự án cộng đồng,…
- Lập danh sách để tìm ra công việc phù hợp với bản thân
- Tìm hiểu cơ hội việc làm và sự thăng tiến
eTeacher.vn hy vọng bạn sẽ tìm ra công việc phù hợp với mình qua quá trình định hướng nghề nghiệp bản thân. Còn chần chờ gì những mà không thực hiện 3 phương pháp này ngay hôm nay. Nên nhớ rằng, định hướng nghề nghiệp càng sớm, khả năng thành công càng lớn. Chúc bạn thành công trên con đường bạn chọn!